Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Bạn có bao giờ nhận thấy mình ngày càng cúi đầu về phía trước, vai co lại và cổ rụt xuống sau nhiều giờ làm việc hay học tập? Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng gù lưng cổ rùa một vấn đề thường gặp do sai tư thế kéo dài. Haruco sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và hướng dẫn cách cải thiện hiệu quả ngay tại nhà.
Gù lưng cổ rùa, còn gọi là tình trạng mất đường cong sinh lý cổ hoặc dáng “lưng tôm, cổ rụt”, là một dạng cong vẹo cột sống thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi ít nhất ba đốt sống liên tiếp có độ gù từ 5 độ trở lên, khiến phần lưng giữa cong về phía sau và phần cổ khom về phía trước. Sự sai lệch này không chỉ gây mất cân đối vóc dáng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của hệ cơ xương khớp
Triệu chứng thường gặp của hội chứng cổ rùa:
– Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng cổ và vai
– Cứng cổ hoặc vai khiến khả năng xoay chuyển bị hạn chế
– Đau đầu kéo dài hoặc thường xuyên tái phát
– Tê bì, đau nhức lan xuống cánh tay do chèn ép dây thần kinh cổ
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, tư thế cúi đầu quá mức trong thời gian dài là một trong những yếu tố hàng đầu gây áp lực lớn lên cột sống cổ. Ở tư thế tự nhiên, đầu người có trọng lượng trung bình khoảng 4,5–5,5kg và được nâng đỡ đồng đều bởi cổ và vai. Tuy nhiên, khi bạn cúi đầu về phía trước, áp lực này sẽ tăng đáng kể theo góc nghiêng:
– Cúi đầu 15 độ: đốt sống cổ phải chịu khoảng 15kg
– Cúi 30 độ: áp lực tăng lên khoảng 18kg
– Cúi đến 60 độ: cổ phải gánh chịu sức nặng lên tới 27kg
Việc giữ tư thế cúi đầu lâu, đặc biệt khi sử dụng điện thoại, máy tính hoặc đọc sách sai cách, khiến hệ cơ – xương vùng cổ và lưng bị quá tải, dẫn đến nguy cơ mắc chứng “cổ rùa” ngày càng cao.
Bên cạnh yếu tố tư thế, một số nguyên nhân khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ gù lưng cổ rùa như: thoái hóa đốt sống cổ, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, ung thư cột sống hoặc các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, tư thế sai và thói quen sử dụng thiết bị công nghệ là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.
Gù lưng cổ rùa không phải là tình trạng nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi cột sống vùng cổ và ngực bị cong vẹo, lồng ngực cũng bị biến dạng theo, gây chèn ép lên tim và phổi. Điều này khiến quá trình hô hấp bị cản trở, người bệnh dễ gặp tình trạng khó thở, hụt hơi, đặc biệt khi vận động nhẹ hoặc thay đổi tư thế.
Sự biến dạng của cột sống khiến các khớp xương không còn hoạt động linh hoạt như trước. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi khi mang vác nặng hoặc làm việc nhiều giờ. Nhưng theo thời gian, ngay cả những hoạt động đơn giản như đi lại, cúi người hay nằm nghỉ cũng trở nên khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Ít ai ngờ rằng cột sống cong cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Gù lưng làm thay đổi vị trí của các cơ quan nội tạng, khiến quá trình nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, áp lực lên dạ dày cũng gia tăng, dễ dẫn đến trào ngược axit và các rối loạn tiêu hóa khác.
Dáng lưng khom, cổ chúi về phía trước khiến ngoại hình mất cân đối, đặc biệt dễ nhận thấy ở người trẻ hoặc nữ giới. Sự thay đổi này khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Nếu không được hỗ trợ tâm lý kịp thời, người bệnh có nguy cơ rơi vào trạng thái cô lập, thậm chí là trầm cảm.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Mách bạn cách chữa gù lưng khi ngủ hiệu quả và dễ thực hiện
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gù lưng cổ rùa, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp can thiệp phù hợp. Trong đó, kết hợp giữa luyện tập tại nhà và trị liệu chuyên sâu là hướng điều trị được nhiều chuyên gia khuyến nghị.
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật thủ công, tác động trực tiếp và chính xác vào vùng đốt sống bị lệch. Nhờ lực tay chuyên nghiệp của kỹ thuật viên, cột sống được điều chỉnh về vị trí tự nhiên, phục hồi lại đường cong sinh lý ban đầu. Ngoài việc cải thiện dáng lưng, nắn chỉnh còn giúp khớp cổ linh hoạt hơn, giảm đau và cải thiện khả năng vận động đáng kể.
Không chỉ hỗ trợ điều trị, phương pháp này còn đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện thẩm mỹ cơ thể.
– Ngồi đúng tư thế: Khi làm việc, học tập hay giải trí với điện thoại, hãy giữ lưng thẳng, vai mở rộng và thiết bị ngang tầm mắt để hạn chế cúi đầu.
– Dáng đi đúng chuẩn: Khi đi lại, nên giữ đầu và lưng thẳng, tránh khom vai hoặc cúi người về phía trước.
– Tăng cường vận động: Thường xuyên vận động nhẹ, đặc biệt trong thời gian làm việc hoặc học tập kéo dài, sẽ giúp cột sống linh hoạt, hạn chế tình trạng cứng khớp và đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, bạn nên duy trì bài tập chống gù lưng đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện tư thế, kéo giãn các nhóm cơ bị co rút và tăng sức mạnh cho vùng cơ lưng – vai – cổ.
– Dinh dưỡng hợp lý: Ưu tiên các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, hải sản… giúp củng cố hệ xương, phòng tránh loãng xương và các bệnh lý cột sống.
Việc kiên trì áp dụng những phương pháp trên không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng gù lưng cổ rùa mà còn giúp duy trì tư thế chuẩn và vóc dáng cân đối về lâu dài.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng gù lưng cổ rùa, từ nguyên nhân gây ra, dấu hiệu nhận biết đến các phương pháp cải thiện hiệu quả ngay tại nhà. Đừng để thói quen sai tư thế ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và vóc dáng của bạn. Đừng quên theo dõi Haruco để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc cột sống và duy trì lối sống lành mạnh!