Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596“Mổ hẹp ống sống lưng bao lâu hết đau?” Đây là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân và người nhà thắc mắc khi chuẩn bị bước vào quá trình phẫu thuật. Trên thực tế, cơn đau sau mổ sẽ giảm dần theo từng giai đoạn, và thời gian phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, vị trí tổn thương và thể trạng người bệnh. Cùng Haruco theo dõi chi tiết trong bài viết này nhé!
Hẹp ống sống, đặc biệt là hẹp ống sống thắt lưng, là bệnh lý phổ biến với mức độ biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Tùy theo vị trí tổn thương, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến vận động cũng như sinh hoạt, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn trước bằng các phương pháp như: dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêm ngoài màng cứng, kết hợp vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, xoa bóp, châm cứu và bổ sung các loại vitamin nhóm B liều cao. Quá trình điều trị này thường kéo dài từ 4-6 tuần nhằm mục tiêu giảm đau, cải thiện khả năng vận động và ổn định cột sống.
Tuy nhiên, nếu sau thời gian điều trị bảo tồn mà bệnh nhân không đáp ứng hoặc các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật hẹp ống sống thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Cơn đau lưng, đau chân kéo dài gây cản trở các hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
– Xuất hiện các rối loạn thần kinh như yếu chân, tê bì chi dưới, bàn chân rũ…
– Mất kiểm soát đại, tiểu tiện do tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa.
– Khó khăn trong việc đứng lâu, đi lại hoặc vận động nhẹ.
– Không đáp ứng với thuốc điều trị, vật lý trị liệu và các biện pháp bảo tồn khác.
– Thể trạng người bệnh đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ tổn thương, một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng gồm:
– Phẫu thuật giải ép thần kinh: Bác sĩ tiến hành loại bỏ phần mô, xương hoặc dây chằng gây chèn ép để mở rộng không gian trong ống sống, giảm áp lực lên các rễ thần kinh.
– Phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm kết hợp cố định cột sống: Áp dụng trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn vào ống sống. Sau khi loại bỏ, bác sĩ thực hiện hàn xương bằng vít hoặc nẹp để giữ cho cột sống ổn định.
– Phẫu thuật cố định cột sống liên gai: Đặt thêm dụng cụ hỗ trợ như thanh nẹp hoặc vít để giữ cố định các đốt sống, giảm nguy cơ tái chèn ép.
– Phẫu thuật nội soi mở rộng ống sống: Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, bác sĩ tạo cửa sổ nhỏ ở vùng cột sống để loại bỏ các tổ chức gây chèn ép, giảm đau và giải phóng thần kinh một cách chính xác.
Thực tế rất khó để đưa ra con số chính xác cho câu hỏi “Sau mổ hẹp ống sống lưng bao lâu thì hết đau?”. Bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh cụ thể, thể trạng người bệnh, phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật bác sĩ thực hiện và chế độ chăm sóc sau mổ.
Thông thường, diễn tiến cơn đau và thời gian hồi phục sau phẫu thuật hẹp ống sống lưng sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:
Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại vùng phẫu thuật và khu vực lân cận. Cơn đau này sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Sau phẫu thuật bắt vít hoặc cố định cột sống, bệnh nhân cần nằm bất động 1–2 ngày đầu và bắt đầu vận động nhẹ tại giường sau khoảng 48 giờ.
Cơn đau sẽ giảm dần, người bệnh có thể ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc người nhà. Thời gian nằm viện thường kéo dài khoảng 5–7 ngày.
Cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Người bệnh có thể vận động nhẹ, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng và sinh hoạt cá nhân. Với những người làm công việc văn phòng, công việc nhẹ, có thể trở lại làm việc sau 4–6 tuần. Tuy nhiên, cần tránh vận động mạnh, cúi gập người hoặc mang vác nặng.
Hầu hết bệnh nhân phục hồi tốt, cơn đau hầu như biến mất, cột sống trở lại trạng thái ổn định. Tuy vậy, để phục hồi hoàn toàn khả năng vận động và tránh tái phát, bệnh nhân cần tiếp tục tập phục hồi chức năng, kiểm soát cân nặng và hạn chế những hoạt động sai tư thế.
Với phẫu thuật bằng kính vi phẫu hoặc nội soi ít xâm lấn, thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn, tỷ lệ biến chứng thấp. Người bệnh có thể sinh hoạt nhẹ nhàng sau 1–2 ngày, được xuất viện sớm và giảm đau nhanh hơn so với phẫu thuật mở.
Sau mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các triệu chứng thường cải thiện rõ nhất trong 3 tháng đầu, và tiếp tục tiến triển tốt trong vòng 12 tháng tiếp theo.
Sau phẫu thuật hẹp ống sống lưng hay các ca phẫu thuật cột sống khác việc sử dụng đai lưng cột sống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Đai giúp cố định và giữ cho cột sống ở đúng đường cong sinh lý, hạn chế những chuyển động không cần thiết, giảm áp lực lên vùng mổ, bảo vệ các tổn thương trong giai đoạn đầu hồi phục và hỗ trợ người bệnh vận động an toàn hơn.
Ngoài ra, việc đeo đai lưng còn giúp:
– Hạn chế các cử động đột ngột hoặc vận động quá sức.
– Giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
– Tạo điều kiện cho tổn thương mau lành và phục hồi chức năng vận động.
Thời gian đeo đai lưng cột sống sau mổ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Mức độ tổn thương và vị trí phẫu thuật.
– Tình trạng hồi phục thực tế của từng người.
– Tình trạng ổn định và sự mất vững của cột sống sau mổ.
– Khả năng giữ vững đường cong sinh lý cột sống.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định đeo đai cột sống liên tục trong khoảng 6–12 tuần sau phẫu thuật. Thời gian đeo mỗi ngày nên dưới 20 giờ và cần tháo ra khi tắm rửa, nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để tránh gây cứng khớp, giảm trương lực cơ. Sau khi qua giai đoạn này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phục hồi và hướng dẫn giảm dần thời gian đeo đai, kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Đai lưng cột sống loại nào tốt nhất hiện nay?
Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ, bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc mổ hẹp ống sống lưng sau bao lâu hết đau và nắm rõ các mốc thời gian hồi phục cụ thể. Để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng hết tác dụng của đai lưng cột sống. Đừng quên theo dõi Haruco để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích trong chăm sóc và bảo vệ cột sống mỗi ngày nhé!