Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Bạn có biết rằng chỉ với việc điều chỉnh tư thế ngủ mỗi đêm, bạn đã có thể từng bước cải thiện tình trạng gù lưng mà không cần đến phòng tập hay can thiệp y tế phức tạp? Gù lưng không chỉ khiến vóc dáng mất cân đối mà còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tiêu hóa và chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, Haruco sẽ mách bạn những cách chữa gù lưng khi ngủ cực dễ áp dụng tại nhà.
Tư thế đúng – từ cách bạn đứng, ngồi, đi lại đến cả lúc nằm nghỉ, chính là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện gù lưng. Thực tế, nhiều chuyên gia xương khớp đánh giá tư thế chuẩn là nền tảng để giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh, dẻo dai và cân đối.
Về bản chất, tư thế là sự sắp xếp đồng bộ của toàn bộ các khớp và bộ phận cơ thể. Khi đứng hoặc ngồi đúng chuẩn là các điểm như vai, hông, đầu gối và mắt cá chân thẳng hàng, lực sẽ được phân bổ đều, giúp cột sống không bị cong vẹo hay chịu áp lực không cần thiết.
Ngược lại, thói quen ngồi gù lưng, nằm cong vẹo hoặc đứng lệch trọng tâm lâu ngày sẽ khiến cơ và dây chằng bị kéo giãn lệch, tạo áp lực lên cột sống, từ đó dẫn đến tình trạng lưng tôm, lệch vai, ngủ dậy bị đau lưng dưới hoặc thậm chí cong cột sống theo thời gian.
Giữ tư thế đúng không chỉ giúp cải thiện dáng đi đứng mà còn giảm hao mòn khớp, ngăn ngừa căng cơ, bảo vệ dây chằng và hỗ trợ hô hấp tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp các cơ quan nội tạng trong khoang bụng và lồng ngực không bị chèn ép, từ đó hoạt động hiệu quả và giảm nguy cơ khó thở, chuột rút khi vận động.
Các tư thế ngủ hỗ trợ cải thiện gù lưng hiệu quả tại nhà gồm nhiều lựa chọn phù hợp với từng thói quen và thể trạng khác nhau. Dưới đây là những tư thế được chuyên gia khuyên áp dụng để hỗ trợ điều chỉnh dáng lưng và giúp cột sống được nghỉ ngơi đúng cách trong khi ngủ.
Nằm ngửa là một trong những tư thế ngủ cơ bản nhưng mang lại lợi ích lớn cho người mắc chứng gù lưng. Khi bạn nằm thẳng, cột sống và hệ cơ xương được “cố định” nhẹ nhàng bởi mặt nệm, giúp hạn chế tình trạng cong lưng trong khi ngủ. Tư thế này hỗ trợ căn chỉnh cột sống về đúng vị trí, từ đó cải thiện tình trạng gù lưng và giảm các cơn đau lưng, đau thắt lưng hiệu quả.
Không chỉ tốt cho hệ xương khớp, tư thế nằm ngửa còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
Để thực hiện đúng, bạn chỉ cần nằm thẳng lưng trên nệm, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Tay chân duỗi tự nhiên, giữ cho nhịp thở đều đặn và thoải mái. Bạn có thể kê thêm một chiếc gối mỏng dưới đầu gối để hỗ trợ đường cong sinh lý của cột sống, giúp giấc ngủ sâu và dễ chịu hơn.
Nằm sấp khi ngủ được cho là tư thế có lợi trong việc cải thiện dáng vóc, đặc biệt là giúp phát triển vòng 3. Không những vậy, đây cũng là một trong những tư thế hỗ trợ điều chỉnh tình trạng gù lưng hiệu quả. Khi nằm sấp, phần lưng không phải nâng đỡ cơ thể, nhờ đó được thả lỏng hoàn toàn. Các đốt sống lưng có cơ hội trở về trạng thái tự nhiên, hạn chế tình trạng cong và nhô ra phía trước.
Tuy nhiên, tư thế này cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Việc phải nghiêng đầu sang một bên để thở có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ nếu kéo dài. Bên cạnh đó, nằm sấp còn gây áp lực lên vùng ngực, cản trở lưu thông máu và có thể tạo cảm giác khó chịu nếu duy trì quá lâu.
Vì vậy, bạn có thể áp dụng tư thế nằm sấp như một phương pháp hỗ trợ cải thiện gù lưng, nhưng chỉ nên duy trì trong khoảng 10–15 phút mỗi lần. Để bảo vệ sức khỏe cột sống tối ưu, tư thế nằm ngửa vẫn là lựa chọn được khuyến khích áp dụng thường xuyên hơn.
Nằm hơi nghiêng là một tư thế lý tưởng giúp thư giãn cơ thể mà vẫn hỗ trợ cột sống một cách tự nhiên. Khác với tư thế nghiêng hoàn toàn, tư thế này cho phép bạn xoay nhẹ phần đầu hoặc cơ thể sang một bên, trong khi phần lưng vẫn giữ tiếp xúc với mặt nệm. Nhờ đó, cột sống vẫn được “định hình” nhẹ nhàng, giảm áp lực và hỗ trợ cải thiện tình trạng gù lưng.
Tư thế này mang lại cảm giác dễ chịu như khi tựa lưng trên ghế sofa, đồng thời còn giúp mở rộng đường thở, đặc biệt hữu ích nếu bạn thường xuyên bị ngáy, cảm lạnh hay khó thở khi ngủ.
Đây là một trong ba tư thế nằm ngủ đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chỉnh dáng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Hãy thử áp dụng tư thế này trước khi đi ngủ mỗi đêm để giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tình trạng gù lưng và mang lại giấc ngủ sâu hơn.
Bên cạnh các tư thế ngủ giúp hỗ trợ điều chỉnh dáng lưng, vẫn tồn tại một số tư thế không phù hợp, thậm chí có thể khiến tình trạng gù lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ gây cong vẹo cột sống, những tư thế này còn làm tăng cảm giác đau mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm và hệ thần kinh. Dưới đây là những tư thế ngủ bạn nên hạn chế tối đa:
– Tư thế nằm nghiêng co người
Đây là một trong những tư thế phổ biến nhưng lại không tốt cho cột sống. Khi bạn có xu hướng co lưng và gập người lại, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực, dễ bị biến dạng và khiến tình trạng gù lưng thêm nặng.
– Tư thế bào thai
Mặc dù mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu với một số người, nhưng tư thế này khiến lưng bạn bị cong hình chữ C, tay chân co rút vào người, tạo áp lực lên vùng bụng và dạ dày. Nếu bạn đang cố gắng điều chỉnh dáng lưng, hãy hạn chế nằm ở tư thế này.
– Nằm ngủ trên mặt bàn
Đây là thói quen thường thấy ở học sinh, sinh viên hoặc người làm văn phòng. Tuy nhiên, tư thế này khiến phần lưng cong quá mức, đè ép dây thần kinh và các cơ quan nội tạng. Không chỉ khiến tình trạng gù lưng nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch và hệ tiêu hóa.
>> Có thế bạn bỏ lỡ: Giải đáp: Có nên dùng đai chống gù lưng?
Không chỉ tư thế nằm mới ảnh hưởng đến tình trạng gù lưng, mà chính không gian ngủ xung quanh bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ định hình lại cột sống. Một giấc ngủ chất lượng trong môi trường phù hợp sẽ giúp cơ thể được thư giãn tối đa và giảm áp lực lên vùng lưng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn nên áp dụng:
– Thực hiện giãn cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ: Một vài động tác giãn cơ vùng vai, cổ và ngực trước khi đi ngủ có thể giúp các nhóm cơ bị căng do tư thế sai được thư giãn. Việc này không chỉ giúp dễ đi vào giấc ngủ mà còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng gù lưng.
– Giữ cho phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu: Nhiệt độ phòng quá cao có thể khiến bạn ngủ không sâu, ngủ không đúng tư thế và dễ bị đau lưng. Do đó, hãy đảm bảo không gian ngủ luôn thông thoáng, mát mẻ và yên tĩnh.
– Kết hợp bài tập hỗ trợ vào ban ngày: Bên cạnh tư thế ngủ, bạn nên luyện tập các bài yoga đơn giản như: tư thế núi, tư thế rắn hổ mang,..
Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp đơn giản để cải thiện chứng gù lưng ngay tại nhà, đừng bỏ qua các tư thế ngủ chữa gù lưng khi ngủ mà Haruco chia sẻ. Những gợi ý này không chỉ giúp hỗ trợ định hình lại cột sống mà còn góp phần mang đến một giấc ngủ sâu, thoải mái hơn mỗi đêm.