Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Võng lưng là một dạng rối loạn cong cột sống phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không được điều chỉnh sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Vậy võng lưng là gì, nguyên nhân do đâu và có những cách nào để cải thiện hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Võng lưng hay còn gọi là ưỡn cột sống, là tình trạng các đốt sống ở vùng thắt lưng bị cong quá mức về phía trước. Đây được xem là một dạng rối loạn đường cong sinh lý của cột sống.
Bình thường, cột sống con người không hoàn toàn thẳng mà có ba đường cong tự nhiên: phần cổ và thắt lưng hơi cong về phía trước, còn phần lưng trên cong nhẹ về phía sau. Các đường cong này giúp phân bổ lực, giữ thăng bằng và nâng đỡ cơ thể khi vận động. Tuy nhiên, khi phần thắt lưng cong quá mức sẽ gây mất cân đối cấu trúc, ảnh hưởng đến tư thế và sức khỏe cột sống, từ đó hình thành tình trạng võng lưng.
Dựa vào đặc điểm và nguyên nhân, tình trạng võng lưng được chia thành 5 nhóm chính, trong đó có một số yếu tố phổ biến như:
Những tổn thương tại cột sống như va đập mạnh, ngã từ trên cao hay tai nạn khi chơi thể thao có thể làm lệch hoặc đứt liên kết giữa các đốt sống, khiến cột sống bị cong lệch bất thường. Tình trạng này khá hay gặp ở trẻ em khi các hoạt động vận động còn thiếu kiểm soát.
Một số người khi sinh ra đã gặp phải dị tật bẩm sinh ở cột sống như cấu trúc đốt sống không đồng đều hoặc phát triển lệch. Theo thời gian, các đốt sống dễ bị trượt về phía trước, làm tăng độ cong ở thắt lưng và chèn ép lên dây thần kinh, gây nên hiện tượng ưỡn cột sống ngày càng rõ rệt.
Khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức, đặc biệt là ở vùng bụng, phần bụng sẽ kéo nặng về phía trước, làm mất cân bằng giữa nhóm cơ lưng và cơ bụng. Nếu tình trạng này kéo dài mà không điều chỉnh, cơ lưng yếu dần, cột sống dễ bị uốn cong về trước, gây ra hiện tượng võng lưng.
Một số bệnh lý về thần kinh và cơ bắp cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và độ cong của cột sống. Những rối loạn này cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách để tránh biến dạng vĩnh viễn của cột sống.
Một số ca phẫu thuật can thiệp vào cột sống, đặc biệt là phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ nhằm giảm áp lực cho tủy sống và dây thần kinh, có thể khiến cột sống mất ổn định. Hệ quả là đường cong sinh lý bị thay đổi, dẫn đến tình trạng cột sống bị ưỡn quá mức. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ do cột sống chưa hoàn thiện.
Việc thường xuyên ngồi sai tư thế, ngồi thẳng lưng bị mỏi ở một tư thế cố định, tập gym không đúng cách hoặc phụ nữ đi giày cao gót liên tục cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ cột sống bị võng. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh do thay đổi trọng lượng cơ thể và yếu cơ bụng cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, nhưng võng lưng lại gây ra nhiều hệ lụy khó chịu cho sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày:
– Tình trạng cột sống cong quá mức khiến dáng người trở nên mất cân đối, phần bụng nhô ra và vóc dáng trông thấp hơn so với thực tế.
– Võng lưng thường kéo theo các cơn đau ở vùng thắt lưng, hông, cơ đùi, khiến người bệnh khó khăn khi đứng lâu, đi bộ hoặc vận động mạnh.
– Khi đường cong sinh lý của cột sống bị thay đổi, các cơ quan khác như phổi và hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến khó thở, ăn uống kém và tiêu hóa chậm.
– Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng võng lưng có thể khiến cột sống suy yếu nhanh hơn, tăng nguy cơ thoái hóa và làm xuất hiện cơn đau mãn tính.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Các vị trí đau lưng nguy hiểm mà bạn cần biết
Bạn có thể tự nhận biết tình trạng võng lưng qua một số dấu hiệu dễ nhận thấy dưới đây:
– Phần lưng dưới cong quá mức về phía trước, khiến phần mông nhô ra rõ rệt.
– Xương chậu bị đổ về phía trước, tạo dáng giống như tư thế “võng lưng ngựa”.
– Thường xuyên xuất hiện cảm giác đau mỏi ở vùng thắt lưng, nhất là khi đứng lâu hoặc vận động.
– Khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác cúi, xoay người.
– Khi nằm ngửa trên mặt phẳng, khoảng trống giữa lưng và sàn quá lớn so với bình thường. Nếu thử nghiêng người về trước mà đường cong lưng không giảm bớt hoặc không linh hoạt, rất có thể bạn đang gặp vấn đề với độ cong cột sống và nên đi kiểm tra.
Một trong những phương pháp hỗ trợ điều chỉnh võng lưng phổ biến hiện nay là sử dụng đai định hình cột sống. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển, khi cấu trúc xương vẫn còn mềm dẻo và dễ nắn chỉnh.
Việc sử dụng đai lưng cột sống giúp cố định cột sống ở tư thế chuẩn, giảm độ cong bất thường và hỗ trợ cải thiện dáng lưng theo thời gian. Khi được sử dụng đều đặn, đúng cách và kết hợp cùng chế độ luyện tập, tư thế sinh hoạt hợp lý, tình trạng võng lưng có thể được cải thiện đáng kể khi trưởng thành.
Đối với những trường hợp võng lưng xuất phát từ nguyên nhân béo phì, đặc biệt là tình trạng tích mỡ nhiều ở vùng bụng, việc kiểm soát và giảm cân là yếu tố bắt buộc.Giảm cân hợp lý, kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và luyện tập đều đặn không chỉ giúp giảm mỡ bụng mà còn làm giảm áp lực lên cột sống, từ đó cải thiện rõ rệt tình trạng võng lưng và hạn chế những cơn đau nhức ở vùng lưng dưới.
Để cải thiện tình trạng võng lưng và tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, bạn có thể áp dụng một số bài tập đơn giản ngay tại nhà:
Bài tập Plank
Plank là bài tập tác động trực tiếp vào nhóm cơ trọng tâm (core), giúp định hình và giữ cho cột sống ở tư thế chuẩn.
Cách thực hiện:
– Nằm úp trên sàn, chống khuỷu tay và cẳng tay xuống sàn, mũi chân chạm sàn.
– Siết chặt cơ bụng, giữ lưng thẳng, đầu, vai, mông tạo thành một đường thẳng.
– Giữ tư thế từ 4–5 giây, thở đều, sau đó hạ người xuống.
– Lặp lại động tác này khoảng 10 lần trong mỗi buổi tập.
Bài tập Lunge
Lunge giúp kéo giãn cơ hông và tăng sức mạnh cho nhóm cơ thắt lưng, mông và đùi, rất có lợi cho người bị võng lưng.
Cách thực hiện:
– Giữ cơ thể ở tư thế đứng, hai chân dang ngang bằng với chiều rộng của hông.
– Bước một chân về phía trước, hạ thấp trọng tâm để đầu gối và bắp chân tạo thành góc 90 độ.
– Giữ lưng thẳng, siết cơ bụng và giữ tư thế khoảng 5 giây.
– Quay lại tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên đối diện.
Phương pháp này được khuyến khích áp dụng cho mọi mức độ võng lưng, đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ hoặc người ở giai đoạn đầu. Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng:
– Hỗ trợ chỉnh sửa tư thế và định hình lại đường cong cột sống.
– Giảm cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng lưng dưới.
– Nâng cao độ linh hoạt, sức bền và khả năng vận động của cơ thể.
– Hạn chế nguy cơ tình trạng cong vẹo cột sống tiến triển nặng hơn.
Trong những trường hợp võng lưng nặng, gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật chỉnh hình để điều chỉnh lại phần đốt sống bị lệch. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng, cần thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện tại cơ sở chuyên khoa. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần kết hợp chăm sóc, tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
Vừa rồi là những chia sẻ từ Haruco về tình trạng võng lưng và các phương pháp cải thiện giúp bạn sở hữu một cột sống chắc khỏe, dáng lưng thẳng đẹp tự nhiên. Để việc điều trị đạt kết quả tốt và rút ngắn thời gian phục hồi, bạn nên tham khảo thêm các phương pháp chăm sóc thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế uy tín hoặc chuyên khoa xương khớp.
Nếu bạn có nhu cầu sở hữu đai lưng cột sống Haruco thì hãy liên hệ hotline để được nhận tư vấn chi tiết nhất nhé!