Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Tràn dịch khớp gối là bệnh lý không còn xa lạ, đặc biệt ở người lớn tuổi và người thường xuyên vận động mạnh. Dù vậy, nhiều người vẫn băn khoăn liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không và mất bao lâu để khỏi hoàn toàn? Tình trạng này nếu chủ quan có thể dẫn đến dính khớp, teo cơ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về nguy cơ và cách xử trí hiệu quả, Haruco sẽ phân tích chi tiết trong bài viết hôm nay.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng tích tụ bất thường lượng dịch trong khớp, khiến đầu gối sưng to, phù nề, đau nhức và hạn chế khả năng vận động. Đây là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý hoặc chấn thương liên quan đến khớp gối. Sau đây là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này hơn người bình thường:
– Người lớn tuổi (trên 55 tuổi): Theo thời gian, các khớp gối dần bị thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên, làm tăng nguy cơ viêm đau và tràn dịch khớp gối.
– Người thường xuyên chơi thể thao: Những bộ môn đòi hỏi vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột như bóng đá, bóng rổ, tennis… dễ gây chấn thương dây chằng, sụn chêm, dẫn đến tích tụ dịch trong khớp.
– Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn tạo áp lực lớn lên khớp gối mỗi ngày, thúc đẩy tình trạng thoái hóa và tăng nguy cơ tổn thương, tích dịch trong khớp.
– Người từng bị chấn thương đầu gối: Các chấn thương như bong gân, gãy xương, rách dây chằng hay tổn thương sụn khớp đều có thể khiến khớp gối bị viêm và tích tụ dịch.
– Người mắc bệnh lý về khớp: Những bệnh nhân có tiền sử thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp, viêm bao hoạt dịch hay u nang hoạt dịch… đều tiềm ẩn nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối nếu bệnh không kiểm soát tốt.
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, tràn dịch khớp gối nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ít gây nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng gần như không có. Tuy nhiên, bệnh lý này lại dễ bị nhầm lẫn với các tổn thương thông thường khác ở đầu gối, khiến nhiều người chủ quan, tự ý dùng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm lạnh hoặc nghỉ ngơi tại nhà mà không đến bệnh viện kiểm tra. Chính sự chủ quan này là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường.
Nếu chậm trễ trong điều trị, tình trạng tràn dịch ở khớp gối sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra:
– Gây khó khăn trong việc di chuyển và giảm khả năng vận động.
– Tình trạng sưng đau kéo dài khiến đầu gối biến dạng.
– Nguy cơ teo cơ, dính khớp nếu dịch ứ đọng lâu ngày.
– Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất chức năng vận động khớp gối vĩnh viễn.
Nhiều chuyên gia xương khớp cũng cảnh báo, phát hiện bệnh càng muộn thì mức độ nguy hiểm và khả năng phục hồi sẽ càng thấp. Đặc biệt, khi các dấu hiệu như đầu gối sưng to, nóng đỏ, đau nhức dai dẳng hoặc hạn chế cử động xuất hiện, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị đúng hướng.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Trả lời: Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Đây là câu hỏi rất nhiều người bệnh quan tâm khi gặp phải tình trạng tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cơ xương khớp, để xác định chính xác thời gian phục hồi là điều khá khó vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh gồm:
– Mức độ bệnh: Tràn dịch khớp gối có thể ở mức nhẹ, trung bình hoặc nặng. Trường hợp nhẹ thường chỉ cần từ 2 – 3 tháng điều trị kết hợp cố định khớp, uống thuốc và tập vật lý trị liệu là có thể cải thiện rõ. Trong khi đó, những ca nặng hơn cần can thiệp hút dịch, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, khó xác định cụ thể.
– Cơ địa người bệnh: Mỗi người có khả năng đáp ứng điều trị khác nhau. Người có cơ địa tốt, tiếp nhận thuốc và các phương pháp điều trị nhanh sẽ khỏi bệnh sớm hơn so với người có cơ địa yếu.
– Chế độ chăm sóc và sinh hoạt: Người bệnh nếu tuân thủ tốt chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh vận động quá sức sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Ngược lại, nếu sinh hoạt thiếu điều độ, thức khuya, căng thẳng kéo dài hay vận động sai cách có thể khiến bệnh lâu khỏi và dễ tái phát.
Tùy thuộc vào mức độ tràn dịch, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến hiện nay:
Với những trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng và điều trị nguyên nhân bệnh, bao gồm:
– Thuốc giảm đau, chống viêm: Giảm sưng, đau và cải thiện tình trạng viêm khớp.
– Thuốc giảm phù nề: Dùng trong trường hợp khớp gối bị sưng to do chấn thương.
– Thuốc điều trị bệnh nền: Chẳng hạn như thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc ức chế miễn dịch dành cho người bị viêm khớp dạng thấp.
Nội soi khớp gối là phương pháp vừa giúp chẩn đoán và điều trị trong một số trường hợp tràn dịch khớp gối nặng, kèm theo tổn thương cấu trúc như:
– Rách sụn chêm.
– Đứt dây chằng.
– Viêm màng hoạt dịch kéo dài.
– Thoái hóa khớp nặng.
Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi nhỏ đưa vào trong khớp để quan sát và xử lý:
– Loại bỏ phần bao hoạt dịch bị viêm.
– Khâu sụn chêm, tái tạo dây chằng bị tổn thương.
– Loại bỏ mảnh vụn sụn hoặc dịch viêm.
Phương pháp này có ưu điểm là ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh và hạn chế nguy cơ biến chứng so với mổ mở.
Khi dịch trong khớp gối tích tụ quá nhiều, gây đau dữ dội, sưng to và hạn chế vận động hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn khớp, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch khớp để:
– Giảm áp lực lên khớp gối.
– Giúp xoa dịu cơn đau và làm dịu tình trạng sưng tấy.
– Lấy dịch xét nghiệm để xác định nguyên nhân viêm.
– Kết hợp tiêm thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh trực tiếp vào ổ khớp nếu cần thiết.
Đây là thủ thuật ngoại khoa nhẹ nhàng, ít xâm lấn và mang lại hiệu quả nhanh trong kiểm soát triệu chứng cấp tính.
Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn đã hiểu rõ hơn về tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không. Hãy chủ động thăm khám sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng. Đừng quên theo dõi Haruco để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích mỗi ngày!