Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Tổng quan về thoái hóa khớp gối: Bạn cần biết điều gì?

| Tác giả: Mai Chi

Trong cuộc sống hiện đại, thoái hóa khớp gối không còn là vấn đề của riêng người già mà đã trở thành mối lo ngại chung cho nhiều lứa tuổi. Khớp gối bị thoái hóa sẽ làm giảm khả năng vận động, gây đau nhức dai dẳng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về căn bệnh này chưa? Hãy cùng Haruco khám phá những thông tin quan trọng về thoái hóa khớp gối và cách phòng tránh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

dai-lung-cot-song-haruco

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn bao bọc và bảo vệ các đầu xương ở khớp gối bị bào mòn dần theo thời gian. Khi lớp sụn này mất đi, các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra cảm giác đau nhức, sưng viêm khớp gối, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể xuất hiện các gai xương quanh khớp gối, khiến tình trạng đau nhức và khó chịu càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tuổi tác, còn nhiều nguyên nhân khác có thể đẩy nhanh quá trình tổn thương và bào mòn sụn khớp, khiến bệnh xuất hiện sớm và tiến triển nhanh hơn:

Tuổi tác

Đây là yếu tố thường gặp nhất gây ra tình trạng này. Khi tuổi càng cao, khả năng tái tạo và phục hồi của sụn khớp giảm dần, khiến sụn bị mài mòn theo thời gian, dẫn đến thoái hóa.

Cân nặng

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối — bộ phận phải chịu trọng lượng lớn khi di chuyển. Nghiên cứu cho thấy, cứ tăng 0,5kg cân nặng thì khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,5–2kg áp lực.

Yếu tố di truyền

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thoái hóa khớp hoặc mang đột biến di truyền về cấu trúc xương khớp sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa sớm.

Giới tính

Phụ nữ, nhất là từ 55 tuổi trở lên, có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới, chủ yếu do sự thay đổi nội tiết và cấu trúc xương khớp theo độ tuổi.

Chấn thương lặp lại vùng đầu gối

Những người thường xuyên thực hiện các động tác như quỳ, ngồi xổm, bê đồ nặng, hoặc di chuyển sai tư thế dễ khiến khớp gối bị tổn thương tích tụ và thoái hóa sớm.

Tập luyện thể thao mức độ nặng

Các vận động viên hoặc người chơi các bộ môn như bóng đá, quần vợt, điền kinh,… có nguy cơ cao bị chấn thương và suy yếu khớp gối. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành thoái hóa.

Bệnh lý cơ xương khớp khác

Những người mắc viêm khớp dạng thấp, loãng xương, rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc dư hormone tăng trưởng cũng dễ bị tổn thương và thoái hóa khớp gối.

dai-lung-cot-song-haruco

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Triệu chứng điển hình

– Đau nhức quanh khớp gối: Cơn đau xuất hiện ở vùng quanh đầu gối hoặc tại một số điểm nhất định. Lúc đầu, cơn đau thường nhẹ, chỉ xảy ra khi đi lại nhiều, leo cầu thang hoặc đứng lâu. Về cuối ngày, đặc biệt vào buổi tối, cảm giác đau có thể rõ rệt hơn.

– Sưng khớp: Khi bệnh tiến triển, khớp gối có thể bị sưng do viêm hoặc tràn dịch. Nếu hút dịch ra, tình trạng đau sẽ giảm tạm thời nhưng dễ tái phát.

– Cứng khớp: Người bệnh có thể cảm thấy cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi lâu một chỗ. Việc gập, duỗi chân trở nên khó khăn và phải mất một lúc mới vận động bình thường.

– Khó khăn khi di chuyển: Các hoạt động như lên xuống cầu thang, đi bộ, đứng lên ngồi xuống trở nên nặng nề và đau nhức hơn khi bệnh tiến triển.

Triệu chứng theo từng giai đoạn

– Giai đoạn 1: Các dấu hiệu gần như chưa rõ ràng, khó nhận biết và thường bị bỏ qua.

– Giai đoạn 2: Bắt đầu cảm thấy đau sau khi vận động mạnh, chạy nhảy, leo cầu thang hoặc ngồi xổm. Cứng khớp nhẹ khi thay đổi tư thế.

– Giai đoạn 3: Đau thường xuyên hơn, có thể sưng khớp nếu vận động liên tục. Khớp gối trở nên cứng rõ vào buổi sáng hoặc khi ngồi lâu.

– Giai đoạn 4: Cơn đau kéo dài cả khi nghỉ ngơi, vận động khó khăn, thậm chí có cảm giác tê bì, biến dạng và hạn chế khả năng vận động của khớp gối.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng một số nhóm người sau đây có nguy cơ cao hơn và cần chủ động thăm khám, chẩn đoán sớm:

Người lớn tuổi: Tuổi càng lớn, nguy cơ mắc các bệnh về khớp gối càng tăng cao. Khi bước vào độ tuổi trung niên và cao tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp và các cấu trúc quanh khớp suy yếu, dễ bị bào mòn và tổn thương.

Người thường xuyên lao động nặng: Những người làm các công việc đặc thù như bốc vác, leo trèo, di chuyển nhiều hoặc phải đeo đai, mang vác vật nặng liên tục có nguy cơ cao bị tổn thương và thoái hóa khớp gối do khớp phải chịu áp lực quá mức trong thời gian dài.

Người thừa cân, béo phì: Việc thừa cân khiến áp lực lên khớp gối gia tăng đáng kể lên khớp gối khi đi lại, di chuyển, từ đó đẩy nhanh quá trình mài mòn sụn khớp và hình thành thoái hóa.

Người từng bị chấn thương khớp gối: Những người có tiền sử chấn thương như đứt dây chằng chéo, gãy xương, nứt xương ở khu vực quanh gối.

dai-lung-cot-song-haruco

5. Cách khắc phục và điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối

Dựa trên mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những giải pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay:

Thay đổi thói quen ăn uống và lối sống

– Tập luyện đúng cách: Người bệnh cần duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe chậm hoặc các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ quanh khớp và cải thiện độ linh hoạt.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D  và omega-3 như cá hồi, sữa, hạt óc chó… giúp nuôi dưỡng sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

– Giảm cân: Với người thừa cân, béo phì, cần xây dựng kế hoạch giảm cân an toàn để giảm áp lực lên khớp gối.

Sử dụng thuốc điều trị

– Thuốc giảm đau, kháng viêm: Dùng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài quá 10 ngày nếu không có chỉ định bác sĩ.

– Thuốc bôi ngoài da và các bài thuốc dân gian: Có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi hoặc đắp ngải cứu, lá lốt để hỗ trợ giảm đau tại chỗ.

Tiêm chất nhờn nội khớp

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticosteroid hoặc Acid Hyaluronic vào khớp gối để giảm đau nhanh, giảm viêm và cải thiện khả năng vận động tạm thời.

Vật lý trị liệu

Áp dụng các bài tập chủ động hoặc thụ động, kết hợp massage, nhiệt trị liệu, siêu âm hoặc sóng ngắn để giảm đau, tăng tuần hoàn máu và phục hồi vận động cho khớp.

Can thiệp phẫu thuật

Khi các phương pháp bảo tồn không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định:

– Nội soi khớp: Loại bỏ mảnh sụn hỏng, làm sạch bề mặt khớp.

– Phẫu thuật cắt xương: Điều chỉnh trục xương giúp phân bổ lại trọng lực lên khớp.

– Thay khớp gối: Áp dụng với người trên 50 tuổi bị thoái hóa nặng, thay thế khớp hỏng bằng khớp nhân tạo kim loại hoặc nhựa.

Các liệu pháp hỗ trợ không thuốc men

Ngoài thuốc và phẫu thuật, người bệnh có thể tham khảo thêm các phương pháp như châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ… giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động hiệu quả.

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Tổng hợp các bệnh liên quan đến khớp gối bạn nên biết

6. Các biến chứng của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, gây ảnh hưởng lớn đến vận động và sức khỏe toàn thân. 

Tăng nguy cơ té ngã và chấn thương

Khi cơn đau và sự cứng khớp ngày càng nặng, người bệnh sẽ dễ mất thăng bằng, vận động khó khăn, đặc biệt khi đi bộ, leo cầu thang hoặc đổi tư thế đột ngột. Theo thống kê, có đến hơn 30% bệnh nhân thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã, và tỷ lệ gãy xương cũng tăng khoảng 20%.

dai-lung-cot-song-haruco

Thiếu xương và tổn thương nặng vùng khớp

Trong các trường hợp nặng, khi sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng, phần xương dưới sụn cũng suy giảm nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt mô xương. Biến chứng này nếu không xử lý kịp thời có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ các phần xương bị tổn thương.

Mất ổn định khớp gối

Thoái hóa lâu ngày khiến các gân và dây chằng quanh khớp bị yếu, thậm chí đứt, làm khớp gối mất đi sự vững chắc. Người bệnh có thể gặp hiện tượng khớp lỏng lẻo, di chuyển khó khăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.

Chèn ép dây thần kinh

Khi xương và sụn khớp bị tổn thương, các dây thần kinh quanh khớp có thể bị chèn ép, dẫn đến đau nhức dữ dội, kèm theo tê, yếu cơ hoặc ngứa ran ở vùng đầu gối và cẳng chân.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh toàn thân

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc thoái hóa khớp gối thường có nguy cơ cao hơn với các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, tim mạch và thậm chí là ung thư, do khả năng vận động hạn chế và ảnh hưởng đến chuyển hóa toàn thân.

Hình thành u nang sau đầu gối

Một biến chứng phổ biến khác là u nang Baker — khối u nang chứa dịch hình thành phía sau đầu gối, gây cảm giác căng tức, đau nhức và có thể làm giảm khả năng vận động nếu kích thước u lớn.

Tăng nguy cơ bệnh gout

Người bị thoái hóa khớp, đặc biệt là ở giai đoạn nặng, có nguy cơ cao gặp tình trạng tăng axit uric máu — yếu tố chính gây bệnh gout. Khi nồng độ axit uric quá cao, các tinh thể urat lắng đọng tại khớp càng khiến cơn đau và viêm nặng hơn.

Tổng kết lại, thoái hóa khớp gối là căn bệnh âm thầm nhưng có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan hoặc điều trị muộn. Hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và những biến chứng tiềm ẩn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh sớm. Haruco hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn mỗi ngày.

Nội dung