Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Tình trạng thoái hóa khớp gối ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều người bởi nó làm giảm khả năng vận động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả tích cực, giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng vận động. Bài viết dưới đây của Haruco sẽ tổng hợp đầy đủ những phương pháp điều trị từ truyền thống đến tiên tiến nhất mà bạn có thể tham khảo.
Trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc gây đau nhức dai dẳng, việc sử dụng thuốc là giải pháp cần thiết để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối:
Đây là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến nhất cho người bị thoái hóa khớp gối. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, hay các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen thường được ưu tiên sử dụng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc giảm đau và chống viêm có tác dụng mạnh hơn.
Nhóm thuốc này có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình hư hại sụn khớp, đồng thời cải thiện triệu chứng theo thời gian. Một số loại thường gặp gồm Glucosamine, Chondroitin và Diacerein.
Khi cơn đau kéo dài và các biện pháp uống thuốc không còn phát huy tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticosteroid hoặc Acid Hyaluronic vào khớp gối để giảm đau nhanh và cải thiện vận động.
Ngoài các loại thuốc Tây y, một số người bệnh còn áp dụng bài thuốc dân gian như dùng lá ngải cứu, lá lốt hoặc lá xương sông giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên khớp gối giúp giảm đau và chống viêm tại chỗ.
Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị để tránh tác dụng phụ hoặc tình trạng lạm dụng thuốc gây hại cho sức khỏe.
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả rõ rệt, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Những trường hợp bệnh nhân bị biến dạng khớp, đau cứng kéo dài, viêm bao hoạt dịch hoặc thoái hóa giai đoạn nặng sẽ được tư vấn các phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Phương pháp này giúp loại bỏ các mảnh vụn sụn, mô viêm hoặc phần tổn thương trong khớp, giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, kỹ thuật này không áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn 4 hoặc những người bị thoái hóa kèm viêm khớp dạng thấp mức độ trung bình và nặng. Ngoài ra, người có bệnh nền không thể phẫu thuật cũng sẽ không được chỉ định.
Phương pháp này thường dành cho bệnh nhân trẻ tuổi, có tổn thương sụn khớp do chấn thương và tổn thương còn mới, với diện tích khuyết sụn nhỏ hoặc vừa. Ưu điểm là sụn mới có tính chất tương đương sụn tự nhiên, bền và đàn hồi tốt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thực hiện hai ca phẫu thuật, chi phí cao và có nguy cơ bong sụn ghép hoặc tăng sinh quá mức sau phẫu thuật.
Kỹ thuật này kích thích tủy xương tái tạo sụn mới bằng cách tạo các lỗ nhỏ dưới sụn khớp. Thường chỉ định cho bệnh nhân trẻ bị thoái hóa thứ phát sau chấn thương, với diện tích tổn thương nhỏ. Hiện nay, phương pháp này còn được kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân để tăng hiệu quả ở những bệnh nhân thoái hóa giai đoạn 2 – 3.
Cách này giúp phục hồi tổn thương sụn bằng cách cấy ghép một mảnh sụn còn lành liền với xương vào vị trí bị hư hại. Thường áp dụng cho tổn thương đơn độc có kích thước từ 1 – 4 cm². Nhược điểm là có thể gây tổn thương tại vị trí lấy sụn, nguy cơ thải ghép (nếu ghép đồng loại) và mảnh ghép có thể rơi vào khớp gây kẹt khớp nếu chưa liền chắc.
Mục đích là điều chỉnh lại trục chân để giảm áp lực cho vùng khớp bị tổn thương, giúp giảm đau và làm chậm tiến triển bệnh. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa một khoang hoặc có biến dạng chân vẹo vào trong/vẹo ra ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm là nguy cơ tổn thương dây thần kinh mác và có thể gây thay đổi trục chân sau phẫu thuật.
Đây là phương pháp cuối cùng dành cho những trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn muộn, khi các biện pháp khác không còn hiệu quả. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo. Tuy nhiên, chi phí cao, tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ khoảng 10 – 15 năm và người bệnh có thể phải thực hiện thay khớp lại nhiều lần trong đời. Vì thế, bác sĩ cần đánh giá kỹ trước khi chỉ định.
Hiện nay, các phương pháp điều trị bằng chế phẩm sinh học đang trở thành hướng đi mới trong điều trị thoái hóa khớp gối, đặc biệt là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và truyền tế bào gốc vào khớp gối. Cả hai kỹ thuật này đều cho thấy nhiều tín hiệu khả quan trong việc giảm đau, cải thiện vận động và hỗ trợ tái tạo mô sụn.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hiệu quả của tiêm huyết tương giàu tiểu cầu còn hạn chế khi so với phương pháp truyền tế bào gốc. Dù chi phí cao và yêu cầu kỹ thuật cao hơn, nhưng liệu pháp ghép tế bào gốc đang được đánh giá là phương pháp tiềm năng nhờ khả năng tái tạo và phục hồi tổn thương sụn tốt hơn, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối giúp giảm đau hiệu quả
– Tùy vào tình trạng khớp mà có thể sử dụng nhiệt nóng giúp thư giãn cơ và giảm cứng khớp, hoặc chườm lạnh để làm dịu các cơn đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
– Xoa bóp quanh vùng đầu gối giúp làm mềm các cơ, giảm cảm giác đau nhức và cải thiện lưu thông máu tại chỗ.
– Châm cứu là phương pháp hỗ trợ giảm đau theo y học cổ truyền, giúp lưu thông khí huyết và giảm co cứng khớp.
– Người bị thoái hoá khớp gối nên tập gì – nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội hoặc các bài tập giãn cơ khớp gối để giúp tăng sự dẻo dai và giảm đau nhức.
– Người bệnh nên hạn chế khuân vác vật nặng, tránh những tư thế tạo áp lực lớn lên khớp gối như ngồi xổm, leo cầu thang nhiều hoặc đứng quá lâu.
– Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý giúp giảm tải áp lực lên khớp gối, đồng thời hạn chế nguy cơ thoái hóa tiến triển nặng hơn.
– Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3, glucosamine và collagen.
– Người bệnh nên ngủ đủ giấc, hạn chế lo âu và dành thời gian thư giãn mỗi ngày.
Hy vọng rằng với những chia sẻ từ Haruco, bạn đã nắm rõ hơn về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cũng như cách chăm sóc phù hợp tại nhà. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở khớp gối, đừng chủ quan mà hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng.