Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Người bị vẹo cột sống có tập yoga được không? Lợi ích và lưu ý

| Tác giả: Mai Chi

Hiện nay, yoga là một bộ môn vận động nhẹ nhàng, quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, yoga còn được xem là liệu pháp trị liệu hiệu quả cho các vấn đề về cột sống. Vậy người bị vẹo cột sống có tập yoga được không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời và những lưu ý quan trọng trong quá trình tập luyện.

dai-lung-cot-song-haruco

1. Bị vẹo cột sống có tập yoga được không?

Câu trả lời là: Có, nhưng cần tập đúng cách và đúng tư thế.

Yoga được xem là một phương pháp vận động an toàn, nhẹ nhàng và phù hợp cho người bị vẹo cột sống nếu được thực hiện dưới sự hướng dẫn chuyên môn. Các bài tập yoga trị liệu không chỉ giúp cải thiện tư thế, mà còn tăng cường sức mạnh cơ vùng lưng – bụng và hỗ trợ làm dịu các cơn đau mỏi lưng thường gặp.

Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu mà yoga mang lại cho người bị vẹo cột sống:

– Giảm đau và tăng cường sức bền cho cơ lưng

Mặc dù yoga không thể điều trị triệt để tình trạng vẹo cột sống, nhưng các động tác kéo giãn và giữ thăng bằng giúp làm giảm áp lực lên cột sống, cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm cảm giác đau nhức và căng cứng cơ.

– Giúp tái tạo lại cấu trúc cong tự nhiên của cột sống

Một số bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp có thể giúp kéo giãn cột sống, điều chỉnh lệch nhẹ và phòng ngừa tình trạng cong vẹo tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, các chuyển động có kiểm soát cũng góp phần giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, cải thiện biên độ vận động.

– Làm dịu hệ thần kinh và góp phần nâng cao tinh thần

Ngoài tác dụng về thể chất, yoga còn giúp người bệnh thư giãn tinh thần, ngủ ngon hơn và giảm stress – yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng đau lưng và sức khỏe toàn diện.

2. Những lưu ý khi người bị vẹo cột sống tập yoga

Yoga mang lại nhiều lợi ích cho người bị vẹo cột sống, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình tập luyện:

Tránh những bài tập tạo áp lực lớn lên đốt sống lưng

Những động tác yoga có độ uốn cong sâu, vặn xoắn mạnh hoặc tạo lực dồn lên cột sống như nhảy cao, nâng vật nặng, hoặc xoay cột sống quá mức nên được hạn chế. Các bài tập này có thể làm tăng áp lực lên vùng cong, khiến tình trạng lệch vẹo trở nên nghiêm trọng hơn.

dai-lung-cot-song-haruco

Không tập luyện quá sức

Tập yoga quá lâu hoặc vượt quá khả năng chịu đựng có thể khiến cơ bắp mệt mỏi, dễ dẫn đến căng cơ, mất kiểm soát tư thế và làm trầm trọng thêm triệu chứng. Hãy bắt đầu từ những bài tập nhẹ, thời gian ngắn và tăng dần theo khả năng thích nghi của cơ thể.

Luôn lắng nghe cơ thể

Nếu trong quá trình tập luyện cảm thấy đau, chóng mặt, tê buốt hoặc khó chịu vùng lưng – hãy dừng tập ngay. Việc cố gắng chịu đựng cơn đau có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cột sống. 

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập

Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình yoga nào, người bị vẹo cột sống cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc vật lý trị liệu. Việc này giúp xác định mức độ cong vẹo, tránh những động tác không phù hợp và xây dựng lộ trình tập luyện an toàn.

3. Một số bài tập yoga chữa vẹo cột sống hiệu quả

Bài tập kéo căng cơ cạnh sườn

Động tác này giúp thư giãn giảm đau dây thần kinh liên sườn, giảm áp lực vùng thắt lưng, đồng thời cải thiện sự linh hoạt cho phần thân trên.

Cách thực hiện:

– Giữ tư thế đứng thẳng, chân dang rộng ngang bằng vai.

– Nâng cả hai tay lên cao, tay trái nắm cổ tay phải.

– Từ từ nghiêng người sang phải cho đến khi cảm nhận cơ sườn bên trái được kéo giãn.

– Giữ tư thế trong 5 giây, sau đó quay về tư thế ban đầu.

– Đổi bên và thực hiện mỗi bên 7 lần.

dai-lung-cot-song-haruco

Bài tập nâng tay – chân chéo 

Bài tập này giúp làm mạnh vùng lưng dưới, cải thiện sự cân bằng cơ thể và hỗ trợ định hình lại đường cong tự nhiên của cột sống.

Cách thực hiện:

– Nằm sấp, trán chạm sàn, hai tay duỗi thẳng qua đầu, chân duỗi dài.

– Từ từ nâng tay phải và chân trái lên khỏi mặt sàn khoảng 30 độ.

– Giữ tư thế trong 5 giây rồi thả lỏng và quay về vị trí ban đầu.

– Đổi bên, thực hiện mỗi bên 7 lần.

Bài tập ép đầu gối

Bài tập này có tác dụng điều chỉnh tư thế, giảm áp lực cột sống và tăng sức mạnh cơ bụng – lưng.

Cách thực hiện:

– Nằm ngửa, hai đầu gối co lên, bàn chân đặt vững trên sàn.

– Từ từ nâng chân lên, giữ cho phần cẳng chân tạo một đường thẳng song song với mặt đất.

– Đặt hai tay lên đầu gối, dùng tay đẩy đầu gối ra ngoài và dùng lực từ chân đẩy ngược về phía tay.

– Giữ trạng thái giữ lực này trong 7 giây, sau đó thả lỏng.

– Lặp lại bài tập 7 lần.

Bài tập nghiêng khung chậu

Đây là bài tập nhẹ nhàng giúp giãn cơ hông – lưng dưới và cải thiện khả năng vận động của cột sống.

Cách thực hiện:

– Nằm ngửa, co hai đầu gối, bàn chân đặt lên sàn, tay xuôi theo thân.

– Siết cơ bụng, ấn lưng xuống sàn và hơi nghiêng nhẹ vùng xương chậu về phía trước.

– Giữ nguyên vị trí trong vòng 5 giây trước khi đưa cơ thể về tư thế ban đầu.
– Lặp lại 10 lần.

Bài tập tay vươn chạm ngón chân

Tư thế này giúp kéo giãn cơ lưng và tăng khả năng linh hoạt của cột sống.

Cách thực hiện:

– Duỗi thẳng hai chân khi ngồi, đồng thời đảm bảo lưng không bị cong.

– Đưa hai tay vươn về phía trước sao cho chạm đến các ngón chân.

– Sau khi giữ động tác trong 20 giây, từ từ trở về tư thế ban đầu và thư giãn.

– Lặp lại 7 lần.

dai-lung-cot-song-haruco

Bài tập tựa lưng vào tường

Bài tập giúp cơ thể làm quen với tư thế đứng thẳng, cải thiện sự lệch trục cột sống.

Cách thực hiện:

– Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, gót chân chạm tường.

– Từ từ di chuyển để lưng áp sát tường, giữ cột sống ở tư thế thẳng tự nhiên.

– Duy trì tư thế vài giây, lặp lại nhiều lần.

Bài tập tăng cường nhóm cơ lưng với bóng

Bài tập đơn giản giúp tăng sức mạnh cơ lưng – bụng, hỗ trợ định hình cột sống.

Cách thực hiện:

– Tư thế ngồi xếp bằng, lưng dựng thẳng, không cong vẹo.

– Hai tay giơ lên cao, ép hai lòng bàn tay vào nhau.

– Giữ một quả bóng nhỏ giữa hai tay, từ từ nâng bóng lên cao khỏi đầu.

– Thực hiện động tác 7 lần.

Bài tập plank chữa cong vẹo cột sống

Plank là bài tập toàn thân giúp tăng cường cơ bụng, ổn định vùng lưng và hỗ trợ phục hồi đường cong cột sống.

Cách thực hiện:

– Nằm úp người, chống hai khuỷu tay tạo thành góc vuông, đầu ngón chân tiếp xúc với mặt sàn.

– Nâng thân người lên sao cho lưng – hông – chân nằm trên một đường thẳng.

– Siết chặt cơ bụng, giữ trong 20–30 giây (hoặc lâu hơn nếu có thể).

– Thả lỏng và lặp lại 3 lần.

dai-lung-cot-song-haruco

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống ở trẻ em và người lớn

Nếu bạn đang băn khoăn vẹo cột sống có tập yoga được không, thì Haruco khuyên rằng: Hoàn toàn có thể, nhưng cần lắng nghe cơ thể và tập đúng kỹ thuật. Yoga trị liệu có thể trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong việc cải thiện cấu trúc cột sống, giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

Nội dung