Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Liệu bị tràn dịch khớp gối có tự khỏi được không?

| Tác giả: Mai Chi

Liệu tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi mà không cần điều trị? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi gặp tình trạng sưng đau, căng tức ở đầu gối. Một số người chủ quan cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi, khớp sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp, tràn dịch khớp gối nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho khả năng vận động sau này. Vậy thực hư thế nào? Hãy cùng Haruco giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

dai-lung-cot-song-haruco

1. Bị tràn dịch khớp gối có tự khỏi được không?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khoang khớp tăng bất thường so với bình thường. Về bản chất, dịch khớp tiết ra với vai trò bảo vệ và giảm ma sát cho khớp. Tuy nhiên, khi dịch tích tụ quá nhiều lại gây sưng, đau nhức và cản trở vận động.

Một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc là: Liệu tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi mà không cần điều trị không? Câu trả lời là không. Bởi hầu hết các trường hợp tràn dịch đều do nguyên nhân bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, gout… hoặc chấn thương. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, dịch sẽ tiếp tục tích tụ và làm tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng tràn dịch khớp gối có thể tự hết và trì hoãn việc điều trị. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi hậu quả để lại có thể rất nặng nề: hạn chế vận động, teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp hoặc thậm chí bại liệt.

Việc điều trị tràn dịch khớp gối cần dựa vào nguyên nhân cụ thể và mức độ tổn thương. Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp như dùng thuốc, chọc hút dịch, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật nếu cần thiết. Đặc biệt, bệnh càng phát hiện sớm, điều trị càng đơn giản và khả năng phục hồi càng cao.

2. Khi nào người bị tràn dịch khớp gối nên đi khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ có thể cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm lạnh hay uống thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh cần được chủ động kiểm tra sức khỏe và can thiệp y tế sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:

– Đầu gối sưng to bất thường, có thể nóng đỏ và đau nhức dữ dội.

– Sốt cao từ 38,5°C trở lên kèm theo đau nhức khớp.

– Khớp gối cứng, khó duỗi hoặc co lại như bình thường.

– Hạn chế khả năng đi lại, vận động khớp gối yếu hoặc đau khi di chuyển.

– Da vùng đầu gối chuyển màu đỏ hoặc cảm thấy ấm nóng khi sờ vào.

– Đau nhói mỗi khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm hoặc leo cầu thang.

dai-lung-cot-song-haruco

Nếu xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Cơ xương khớp, bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám uy tín gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh chủ quan, vì để lâu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như dính khớp, teo cơ hoặc mất khả năng vận động.

3. Cách chăm sóc và hỗ trợ giảm triệu chứng tại nhà

Với những trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, khởi phát do nguyên nhân đơn giản như vận động quá sức, thay đổi thời tiết hay va chạm nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà để giảm sưng đau, hạn chế tình trạng viêm và phục hồi chức năng vận động cho khớp gối. 

Nghỉ ngơi, thư giãn khớp gối

Nghỉ ngơi hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng giúp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà. Khi cơn đau và sưng bùng phát, người bệnh nên hạn chế tối đa các hoạt động gây áp lực lên khớp gối, tránh chơi thể thao hoặc di chuyển nhiều trong khoảng 24 giờ đầu. Việc này giúp khớp gối có thời gian thư giãn, giảm sưng đau và hạn chế nguy cơ tổn thương nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên bất động khớp quá lâu, tránh nghỉ ngơi hoàn toàn quá 2 ngày vì điều này dễ khiến khớp cứng, khó vận động về sau. Thay vào đó, hãy thực hiện các động tác co duỗi nhẹ nhàng, xoay khớp chậm rãi nhiều lần trong ngày để duy trì sự linh hoạt và tránh cứng khớp.

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Hiệu quả điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc lớn vào việc dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ viêm và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm phù nề hoặc thuốc hỗ trợ cải thiện dịch khớp.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định. Việc sử dụng sai loại thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát và dễ phát sinh biến chứng. Vì vậy, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh phục hồi và tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp.

Chườm nóng, chườm lạnh

Một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện tại nhà giúp giảm đau, giảm sưng khi bị tràn dịch khớp gối là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Phương pháp này giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và làm dịu cơn đau hiệu quả.

– Chườm lạnh: Phù hợp khi khớp gối đang sưng tấy, nóng đỏ. Người bệnh nên bọc đá viên vào khăn sạch và chườm lên vùng khớp khoảng 15–20 phút, lặp lại 3–4 lần/ngày.

– Chườm nóng: Giúp thư giãn cơ, giảm đau nhức khi tình trạng sưng viêm đã giảm. Có thể dùng túi chườm ấm, khăn ấm hoặc ngâm chân với nước ấm.

Nên linh hoạt kết hợp giữa chườm nóng và lạnh tùy tình trạng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất

Dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong quá trình phục hồi của người bị tràn dịch khớp gối. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn lựa chọn thực đơn phù hợp, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất tốt cho xương khớp.

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3 như sữa, trứng, hải sản, cá hồi, các loại hạt và rau xanh đậm.
– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện, đồ chế biến sẵn và rượu bia – những yếu tố có thể làm tăng phản ứng viêm và gây đau nhức kéo dài.

Tập luyện các bài tập hỗ trợ khớp gối

Việc vận động nhẹ nhàng với những bài tập chữa tràn dịch khớp gối phù hợp giúp tăng cường sức mạnh cơ quanh khớp gối, cải thiện độ linh hoạt và hỗ trợ giảm dịch khớp ứ đọng.

Một số bài tập nhẹ nhàng như:

– Kéo giãn cơ bắp chuối

– Squat nhẹ

– Kéo giãn cơ đùi sau

Nên tập luyện đúng kỹ thuật, theo hướng dẫn của chuyên gia và duy trì đều đặn hằng ngày với cường độ phù hợp.

dai-lung-cot-song-haruco

Nâng cao chân để giảm sưng

Nâng cao chân là cách giúp giảm lượng máu dồn xuống khớp gối, từ đó giảm sưng viêm và cảm giác đau nhức hiệu quả. Người bệnh nên kê cao chân bị tổn thương lên gối mềm hoặc dùng gối kê chân chuyên dụng khi nằm nghỉ.

Chú ý: Việc kê cao khi nằm sẽ hiệu quả hơn khi ngồi. Nên giữ tư thế này trong khoảng 20–30 phút, vài lần mỗi ngày.

Với bệnh nhân tràn dịch khớp gối mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, có thể tham khảo sử dụng các loại gối kê chân chuyên dụng bằng mút xốp để hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm sưng và đau.

>> Có thể bản bỏ lỡ: Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề tràn dịch khớp gối có tự khỏi không. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường của khớp gối để tránh biến chứng nặng. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt nhất, đừng quên thăm khám định kỳ, duy trì chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý. Haruco chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nội dung