Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không?

| Tác giả: Mai Chi

Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không? Câu hỏi này khiến không ít người băn khoăn khi phải đối mặt với những cơn đau lưng dai dẳng, tê yếu chân tay và bất tiện trong sinh hoạt. Dù chưa thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học và các phương pháp trị liệu hiện đại, việc kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống là hoàn toàn khả thi. Cùng Haruco tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này để hiểu rõ về các hướng điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho tình trạng này nhé!

dai-lung-cot-song-haruco

1. Hẹp ống sống thắt lưng là gì?

Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng khoang ống sống ở vùng thắt lưng bị thu hẹp, khiến tủy sống và các rễ thần kinh trong đó bị chèn ép. Hiện tượng này thường diễn tiến âm thầm, kéo dài trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên khiến đĩa đệm giảm đàn hồi, mất dần chiều cao và có thể phình ra, đẩy nhân nhầy vào trong ống sống. Tình trạng này làm giảm diện tích khoang chứa tủy sống và gây áp lực lên các dây thần kinh, từ đó dẫn đến đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động.

2. Đâu là nguyên nhân gây hẹp ống sống thắt lưng?

Có nhiều yếu tố khiến không gian trong ống sống thắt lưng bị thu hẹp, trong đó phổ biến nhất là hai nhóm nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bẩm sinh

Một số người ngay từ khi sinh ra đã sở hữu cấu trúc ống sống nhỏ hẹp hơn bình thường. Điều này khiến họ có nguy cơ cao bị hẹp ống sống thắt lưng khi trưởng thành. Bên cạnh đó, các dị tật bẩm sinh như vẹo cột sống cũng là yếu tố làm tăng khả năng chèn ép tủy sống và rễ thần kinh ở vùng thắt lưng.

Nguyên nhân bệnh lý mắc phải

Phần lớn các trường hợp hẹp ống sống thắt lưng là do các bệnh lý về cột sống hoặc chấn thương, bao gồm:

– Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, các dây chằng quanh cột sống có thể dày lên, lấn chiếm vào khoang ống sống. Đồng thời, hiện tượng hình thành gai xương từ các thân đốt sống cũng có thể chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.

– Viêm khớp cột sống: Các khớp bị viêm sưng khiến kích thước khớp tăng lên, thu hẹp khoảng trống trong ống sống và gây áp lực lên các dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm bị thoát vị, phần nhân nhầy phồng lên hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn vào các dây thần kinh xung quanh và lấn vào khoang ống sống.

– Chấn thương cột sống: Các chấn động mạnh từ té ngã, tai nạn hoặc va đập có thể làm tổn thương cột sống có thể gây viêm, phù nề hoặc thay đổi cấu trúc cột sống, làm giảm không gian trong ống sống và chèn ép thần kinh.

– Khối u tủy sống: Sự phát triển bất thường của khối u trong tủy sống hoặc quanh ống sống cũng là nguyên nhân làm thu hẹp không gian tủy và ảnh hưởng đến dây thần kinh.

– Bệnh về xương: Một số bệnh lý rối loạn về xương như Paget xương khiến xương phát triển quá mức, làm thay đổi hình dạng cột sống và gây chèn ép lên tủy sống.

dai-lung-cot-song-haruco

3. Triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng

Người mắc hẹp ống sống thắt lưng thường phải đối mặt với những cơn đau cột sống lưng âm ỉ kéo dài, đôi khi bùng phát dữ dội gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Thống kê cho thấy, hẹp ống sống thắt lưng chiếm khoảng 75% tổng số ca hẹp ống sống, bởi đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, đặc biệt là dây thần kinh tọa.

Khi tình trạng chèn ép dây thần kinh xảy ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

– Đau nhức vùng thắt lưng, mông, đùi và lan xuống chân.

– Cảm giác tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở mông và hai chân.

– Chân yếu, mất sức, dễ bủn rủn khi di chuyển hoặc vận động.

– Cơn đau giảm nhẹ khi ngồi xuống hoặc cúi người về phía trước, nhưng sẽ tăng lên khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều.

– Trường hợp nặng có thể gặp biến chứng hội chứng chùm đuôi ngựa, khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát việc đại tiểu tiện.

4. Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không?

Hiện nay, hẹp ống sống là bệnh lý mãn tính và rất khó chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt khi bệnh đã tiến triển nặng. Nếu được chẩn đoán sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt triệu chứng, giảm đau nhức và duy trì khả năng vận động bình thường.

Tùy vào mức độ hẹp và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

Điều trị không phẫu thuật

Phần lớn người bệnh ở giai đoạn nhẹ và trung bình có thể kiểm soát triệu chứng bằng các phương pháp bảo tồn, nhằm giảm đau, phục hồi vận động và làm chậm tiến triển bệnh:

– Vật lý trị liệu: Bao gồm các bài tập kéo giãn, xoa bóp, tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ lưng và bụng giúp giảm áp lực lên cột sống, hỗ trợ cải thiện tư thế và vận động.

– Kéo giãn thắt lưng: Dù hiệu quả còn đang được nghiên cứu thêm, nhưng một số người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thực hiện kéo giãn cột sống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Thuốc giảm đau, chống viêm: Các loại thuốc không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin giúp giảm sưng viêm và cơn đau ở vùng bị chèn ép.

– Tiêm corticosteroid: Khi cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid quanh rễ thần kinh nhằm giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng chỉ định và không lạm dụng.

– Châm cứu: Có thể giúp giảm đau trong các trường hợp nhẹ, hỗ trợ lưu thông khí huyết và thư giãn cơ vùng lưng.

– Chỉnh nắn cột sống (Chiropractic): Thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng giúp giảm áp lực lên cột sống, tuy nhiên cần thận trọng với bệnh nhân có loãng xương hoặc thoát vị đĩa đệm kèm theo.

dai-lung-cot-song-haruco

Phẫu thuật

Khi tình trạng hẹp ống sống tiến triển nặng, đau kéo dài, tê yếu chân tay, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sinh hoạt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

– Phẫu thuật cắt cung sau cột sống (Laminectomy): Loại bỏ một phần xương, gai xương và mô chèn ép ở phía sau cột sống, giúp giải phóng không gian cho dây thần kinh.

– Phẫu thuật cố định cột sống (Spinal Fusion): Bác sĩ tiến hành ghép xương, kết hợp với các vật liệu chuyên dụng như vít, nẹp hoặc thanh nối nhằm cố định các đốt sống bị tổn thương, đảm bảo sự ổn định và hạn chế chèn ép trong tương lai.

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Cách giảm đau lưng khi ngồi lâu cho dân văn phòng

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về khả năng điều trị hẹp ống sống thắt lưng và cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu kiên trì điều trị đúng cách và chăm sóc sức khỏe hợp lý, bạn vẫn có thể sống khỏe và vận động thoải mái hơn mỗi ngày.

Đừng quên theo dõi Haruco để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, bài tập chăm sóc cột sống và những bí quyết giúp lưng khỏe – sống vui bạn nhé!

Nội dung