Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Gù lưng là gì? Cảnh báo dấu hiệu và cách phòng ngừa sớm

| Tác giả: Mai Chi

Dáng đi khom lưng, vai tròn hoặc phần lưng trên nhô ra bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gù lưng, đây là một vấn đề cột sống ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sức khỏe. Dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gù lưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em, người lớn tuổi và những người có tư thế sinh hoạt sai lệch kéo dài. Vậy gù lưng là gì, làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu và có thể phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng Haruco tìm hiểu trong bài viết phía dưới.

dai-lung-chong-gu-haruco

1. Gù lưng là gì?

Gù lưng là tình trạng cột sống cong ra sau nhiều hơn mức bình thường, khiến phần lưng trên (giữa cổ và vùng xương sườn) bị cong vòm rõ rệt. Người bị gù thường có dáng đi khom về phía trước, ảnh hưởng đến hình thể và tư thế.

Thực tế, cột sống của chúng ta vốn có những đường cong sinh lý tự nhiên nhằm giúp cơ thể giữ thăng bằng và đứng thẳng. Tuy nhiên, khi độ cong này trở nên quá mức, nó không chỉ làm biến dạng vóc dáng mà còn gây cản trở đến khả năng vận động, đôi khi khiến việc đứng hoặc ngồi lâu trở nên khó khăn.

Trong đa số trường hợp, gù lưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể không cần điều trị y tế. Dù vậy, nhiều người vẫn cảm thấy mất tự tin về ngoại hình do tư thế không đẹp. Với những trường hợp nặng hơn, gù lưng có thể gây đau nhức, khó thở và có thể cần can thiệp phẫu thuật để cải thiện.

2. Các loại gù lưng phổ biến hiện nay

Gù lưng tư thế

Đây là dạng phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên – đặc biệt là bé gái. Một trong những dấu hiệu trẻ bị gù lưng thường thấy là tư thế khom lưng khi ngồi học, cúi người về phía trước trong thời gian dài. Những thói quen này khiến cơ và dây chằng bị kéo căng, lâu dần làm các đốt sống lệch khỏi vị trí ban đầu. Gù tư thế thường không gây đau và có thể cải thiện nếu được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Bệnh Scheuermann

Đây là một dạng gù do bất thường về cấu trúc xương. Các đốt sống bị biến dạng thành hình nêm thay vì hình chữ nhật, khiến cột sống bị cong cố định về phía trước. Loại này thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi dậy thì và có thể gây đau, nhất là khi đứng, ngồi lâu hoặc vận động mạnh. Gù do Scheuermann không cải thiện được bằng thay đổi tư thế vì đốt sống bị cứng và không linh hoạt.

Gù cột sống bẩm sinh

Xảy ra từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, do cột sống không phát triển đầy đủ hoặc hợp nhất bất thường. Gù bẩm sinh thường tiến triển theo độ tuổi và có thể đi kèm với các dị tật khác như tim hoặc thận. Trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật chỉnh hình ngay từ thời thơ ấu để ngăn ngừa biến dạng nặng hơn.

Cervical Kyphosis (gù cột sống cổ)

Đây là tình trạng đoạn cột sống cổ cong về phía trước bất thường, thường gặp sau chấn thương, thoái hóa hoặc phẫu thuật. Người bệnh có thể bị hạn chế vận động vùng cổ và đau lan xuống vai gáy.

Hyperkyphosis

Là tình trạng đường cong cột sống vượt quá 50 độ – thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt sau tuổi 40. Nguyên nhân có thể liên quan đến loãng xương, thoái hóa đốt sống hoặc chấn thương.

dai-lung-chong-gu-haruco

3. Dấu hiệu gù lưng thường gặp

Bạn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

– Vai tròn, gù về phía trước: Trẻ hoặc người bệnh thường có tư thế khom lưng, hai vai rũ xuống, mất đi đường cong tự nhiên của lưng trên.

– Xuất hiện bướu nhỏ hoặc đường cong ở lưng trên: Đặc biệt dễ thấy khi nhìn nghiêng hoặc khi người bệnh cúi xuống.

– Căng cơ gân kheo: Các cơ phía sau đùi thường bị căng do tư thế sai kéo dài.

Ở những trường hợp nặng, bệnh gù lưng có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

– Đau nhức hoặc cứng vùng lưng, xương bả vai: Cảm giác đau tăng khi đứng lâu hoặc vận động mạnh.

– Hai vai lệch, không cân xứng: Dấu hiệu rõ ràng cho thấy cột sống bị biến dạng.

– Tê, yếu hoặc ngứa ran ở chi dưới: Cho thấy cột sống có thể đang chèn ép lên dây thần kinh.

– Khó thở hoặc khó nuốt: Xảy ra khi đường cong quá mức ảnh hưởng đến khoang ngực và hệ hô hấp, tiêu hóa.

4. Hệ lụy sức khỏe có thể xảy ra do chứng gù lưng

Bệnh gù lưng là gì nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, làm suy giảm sức khỏe và tác động tiêu cực đến đời sống hằng ngày. 

Hạn chế chức năng vận động: Gù lưng có thể khiến cơ lưng suy yếu, làm giảm khả năng vận động và thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng dậy, cúi người hoặc nâng vật nặng. Độ cong cột sống cũng gây khó khăn khi nhìn lên trên, lái xe hoặc nằm nghỉ.

Rối loạn tiêu hóa: Ở mức độ nặng, gù lưng có thể gây chèn ép vùng bụng và đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu hoặc khó nuốt.

Tác động đến thẩm mỹ và tâm lý: Tư thế khom lưng, dáng đi không cân đối khiến nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên, cảm thấy mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội và chất lượng cuộc sống tinh thần.

5. Các nguyên nhân phổ biến khiến lưng bị gù lưng

Gãy xương cột sống: Các đốt sống bị gãy, đặc biệt là do xương yếu hoặc gãy do nén, có thể khiến cột sống bị cong về phía trước. Tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.

Loãng xương: Là nguyên nhân hàng đầu gây gù lưng ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh hoặc người sử dụng corticosteroid kéo dài. Khi xương giòn và yếu đi, khả năng nâng đỡ cột sống giảm, dẫn đến hiện tượng cong vẹo.

Thoái hóa đĩa đệm: Trải qua thời gian, lớp đĩa đệm nằm giữa các đốt sống có xu hướng bị xẹp và mất tính đàn hồi, làm tăng nguy cơ biến dạng cột sống và dẫn đến gù lưng.

Bệnh Scheuermann: Đây là một rối loạn phát triển xương thường gặp ở thanh thiếu niên, khiến các đốt sống phát triển bất thường thành hình nêm thay vì hình chữ nhật. Kết quả là cột sống bị cong và hình thành dáng lưng gù.

Dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền: Một số trường hợp gù lưng bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của cột sống khi còn trong bụng mẹ, hoặc do các hội chứng liên quan đến mô liên kết như hội chứng Ehlers-Danlos.

Tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày: Việc duy trì thói quen ngồi cong lưng, cúi đầu quá mức khi học tập hoặc sử dụng thiết bị điện tử, mang balo nặng hoặc ngồi dựa lưng sai cách trong thời gian dài đều có thể gây mất cân bằng cơ – dây chằng và dẫn đến cong vẹo cột sống.

dai-lung-chong-gu-haruco

6. Tình trạng gù lưng có chữa được không?

Gù lưng là gì và có thể chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người khi phát hiện mình hoặc con trẻ có dấu hiệu cột sống cong bất thường. Tin vui là: tình trạng gù lưng hoàn toàn có thể được cải thiện, thậm chí phục hồi hiệu quả nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng phương pháp. Dưới đây là các cách chữa gù lưng phổ biến hiện nay:

Vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị gù lưng an toàn, không dùng thuốc hay phẫu thuật. Phương pháp này giúp cải thiện tư thế, giảm đau và phục hồi khả năng vận động nhờ các bài tập chuyên biệt, kéo giãn cơ và liệu pháp hỗ trợ như sóng siêu âm, nhiệt trị liệu…

Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập chữa gù lưng đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà để duy trì hiệu quả lâu dài.

Kết hợp đeo đai chỉnh tư thế

Song song với việc tập luyện, người bệnh có thể đeo đai lưng chống gù hỗ trợ chỉnh tư thế để giúp giữ lưng thẳng, ngăn cản tình trạng cong thêm. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả ở trẻ em – độ tuổi mà cột sống vẫn đang trong quá trình phát triển và dễ uốn nắn.

Ở người lớn, việc đeo đai và tập luyện vẫn có tác dụng, nhưng cần nhiều thời gian và kết hợp thêm các phương pháp khác để đạt kết quả mong muốn. Việc chữa gù lưng ở người trưởng thành đòi hỏi sự kiên trì và sự hướng dẫn sát sao từ chuyên gia.

Phẫu thuật

Với những ca gù lưng nặng, gây chèn ép tủy sống, đau mãn tính hoặc biến dạng cột sống rõ rệt, phẫu thuật chỉnh hình cột sống có thể là lựa chọn cuối cùng. Phẫu thuật giúp làm thẳng lại phần cong của cột sống, cải thiện chức năng vận động và giảm nguy cơ biến chứng.

Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương thần kinh, chảy máu, nhiễm trùng hậu phẫu. Vì thế, các bác sĩ thường chỉ khuyến nghị khi những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

dai-lung-chong-gu-haruco

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Mách bạn cách chữa gù lưng khi ngủ hiệu quả và dễ thực hiện

7. Cách phòng tránh bệnh gù lưng

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gù lưng bằng cách:

– Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt: Luôn giữ lưng thẳng khi ngồi, đi đứng; tránh cúi gập người hoặc khom lưng trong thời gian dài.

– Không mang vác vật nặng: Tránh đeo balo quá nặng hoặc mang túi lệch một bên trong thời gian dài.

– Sắp xếp không gian làm việc hợp lý: Đảm bảo bàn, ghế, màn hình làm việc có chiều cao phù hợp để không phải cúi người khi ngồi.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, cá hồi, hạt chia… và thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá mòi, nấm, sữa chua… để giúp xương chắc khỏe.

– Tránh thuốc lá: Hút thuốc có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương, cong vẹo cột sống.

– Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động như yoga, bơi lội, đi bộ hay các bài tập chống gù lưng giúp tăng cường độ dẻo dai cho cột sống và hệ cơ xương.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn gù lưng là gì, các dấu hiệu nhận biết sớm cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Để hỗ trợ cải thiện tư thế và giảm nguy cơ gù lưng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ đến từ thương hiệu Haruco – đơn vị chuyên cung cấp đai chỉnh tư thế chất lượng, an toàn và phù hợp cho cả trẻ em lẫn người trưởng thành.

Nội dung