Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Gai đôi cột sống S1 là gì? Có nguy hiểm hay không?

| Tác giả: Mai Chi

Gai đôi cột sống S1 là một dị tật bẩm sinh ít gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ xương khớp, gây đau nhức, hạn chế vận động, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nếu tiến triển nặng. Vậy thực chất gai đôi cột sống S1 là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết phía dưới Haruco chia sẻ.

dai-lung-cot-song-haruco

1. Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống S1 là một dị tật bẩm sinh thuộc nhóm khuyết tật ống thần kinh, xảy ra khi quá trình phát triển của thai nhi gặp bất thường, khiến đốt sống S1 (nằm giữa cột sống thắt lưng và xương cùng) không khép kín hoàn toàn mà tách thành hai phần.

Tình trạng này hình thành ngay trong những tuần đầu của thai kỳ, khi tủy sống và ống thần kinh của thai nhi chưa đóng kín đúng cách. Nếu ống thần kinh không đóng hoàn chỉnh, khi trẻ chào đời có thể bị nứt đốt sống tại vị trí này.

Vì đốt sống S1 đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và liên quan trực tiếp đến vận động chi dưới, nên việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Gai đôi cột sống S1 được chia thành 3 dạng phổ biến: gai đôi cột sống thể ẩn, thể có nang và thoát vị màng não – tủy. Mỗi dạng có mức độ nghiêm trọng và biểu hiện khác nhau, cần chẩn đoán chính xác để có hướng xử trí phù hợp.

2. Nguyên nhân gây nứt đốt sống S1

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nứt đốt sống S1 vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc dị tật này, đặc biệt trong giai đoạn mang thai:

– Phụ nữ sử dụng thuốc chống co giật trong thai kỳ.

– Tiền sử sinh con bị dị tật nứt đốt sống trước đó.

– Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

– Thiếu hụt acid folic trong quá trình mang thai.

Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng gai đôi cột sống S1:

– Tuổi tác: Người càng lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương đốt sống S1.

– Chấn thương vùng cột sống: Tác động mạnh hoặc kéo dài khiến đốt sống S1 dễ tổn thương và hình thành gai xương.

– Bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp mạn tính, thoái hóa cột sống cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc gai đôi cột sống S1.

– Thói quen lao động nặng: Thường xuyên cúi người, bê vác nặng gây áp lực lớn lên cột sống thắt lưng và vùng S1.

dai-lung-cot-song-haruco

3. Triệu chứng của gai đôi cột sống S1

Thông thường, nứt đốt sống S1 bẩm sinh ở trẻ nhỏ ít khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi lớn lên hoặc khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như bệnh gai cột sống thông thường, bao gồm:

– Đau vùng thắt lưng S1: Cơn đau xuất hiện rõ ở khu vực L5–S1, tăng khi ngồi lâu, cúi người hoặc khi đứng lên, ngồi xuống. Khi ấn vào vùng này, cảm giác đau càng rõ rệt.

– Đau lan sang các vị trí khác: Đau không chỉ tập trung tại đốt sống S1 mà còn lan ra vùng thắt lưng, xương chậu, bắp đùi, bắp chân và bàn chân.

– Khó khăn khi vận động: Người bệnh thường gặp hạn chế trong các động tác cúi, ngửa, xoạc chân hoặc di chuyển nhanh. Bắp chân yếu, sức vận động giảm dần.

– Tê bì chân tay: Khi phần đốt sống bị nứt chèn ép vào dây thần kinh tọa, bệnh nhân dễ bị tê bì, giảm cảm giác ở chân tay và di chuyển kém linh hoạt.

– Rối loạn đại tiểu tiện: Ở giai đoạn nặng, gai đôi cột sống S1 có thể gây ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và trực tràng, dẫn đến tiểu són, tiểu khó hoặc mất kiểm soát đại tiểu tiện.

– Mất đường cong sinh lý cột sống: Khoảng 10% trường hợp có thể bị cong vẹo cột sống, hông lệch hoặc biến dạng đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống do dị tật này.

>>Có thể bạn bỏ lỡ: Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4. Gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp tại TP.HCM, gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và mức độ chèn ép dây thần kinh.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chủ yếu gặp phải các cơn đau nhức vùng thắt lưng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và khả năng vận động.

Khi bệnh tiến triển nặng, có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm:

Đối với người trưởng thành:

– Thoát vị đĩa đệm vùng L5–S1

Đau thần kinh tọa xuất phát từ việc rễ thần kinh bị chèn ép.

– Đau thần kinh liên sườn khi cơn đau lan rộng vùng ngực

– Nguy cơ viêm màng não nếu có biến chứng nhiễm trùng

Đối với trẻ em:

– Biến dạng cấu trúc xương cột sống, ảnh hưởng đến dáng vóc

– Rối loạn cảm giác, vận động kém

– Nhiễm trùng tủy sống

– Thắt tủy sống hoặc viêm màng não nguy hiểm

dai-lung-cot-song-haruco

5. Cách chữa gai đôi cột sống S1

Vì gai đôi cột sống S1 chủ yếu là dị tật bẩm sinh, nên quá trình điều trị hiện nay tập trung vào kiểm soát triệu chứng và giảm đau nhức cho người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị gai cột sống S1:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc được chỉ định nhằm giảm đau, giãn cơ và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Một số loại thường dùng gồm:

– Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID: ibuprofen, diclofenac, meloxicam, kết hợp paracetamol.

Các loại thuốc giúp làm mềm cơ phổ biến như: Mydocalm, Myonal, Decontractyl…

– Thuốc hỗ trợ xương khớp: glucosamine, MSM, chondroitin giúp bảo vệ sụn khớp, làm chậm thoái hóa.

Lưu ý: Thuốc cần được sử dụng theo chỉ định chuyên môn, không nên tự ý dùng nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Áp dụng vật lý trị liệu

Bên cạnh dùng thuốc, kết hợp vật lý trị liệu giúp giảm đau nhanh chóng, cải thiện tuần hoàn và phục hồi chức năng vận động. Một vài phương pháp phổ biến có thể được sử dụng bao gồm:

– Châm cứu, bấm huyệt: Liệu pháp này tác động vào các huyệt đạo, kích thích cơ thể sản sinh endorphin — loại hormone giảm đau tự nhiên, thư giãn, giảm cảm giác đau nhức và cải thiện lưu thông máu. Châm cứu, bấm huyệt còn hỗ trợ làm giãn các cơ bị co cứng, giảm áp lực lên dây thần kinh và các vùng tổn thương ở đốt sống S1.

– Đeo đai cố định cột sống: Sử dụng đai lưng cột sống có tác dụng ổn định lại đường cong sinh lý tự nhiên, giảm áp lực lên các đốt sống, đặc biệt là vùng thắt lưng S1. Việc đeo đai đúng cách còn giúp hạn chế cử động sai tư thế, giảm nguy cơ đau nhức và tổn thương lan rộng.

– Liệu pháp nhiệt (chườm nóng): Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức dữ dội hoặc tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh, có thể áp dụng chườm nóng. Hơi nóng giúp giãn các cơ quanh vùng tổn thương, tăng tuần hoàn máu, giảm đau tức thì và hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương tại đốt sống S1.

Phẫu thuật dị tật gai đôi cột sống S1

Khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, cơn đau kéo dài hoặc ngày càng trầm trọng, gây hạn chế vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu chính của can thiệp ngoại khoa là giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, đồng thời phục hồi cấu trúc cột sống và đóng kín vị trí nứt ở đốt sống S1.

Phẫu thuật không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ tê yếu chi dưới, cải thiện khả năng vận động mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, viêm màng não hay rối loạn tiểu tiện – đại tiện. Ngoài ra, can thiệp sớm sẽ giảm nguy cơ dị tật tiến triển nặng, giảm tỷ lệ tàn tật và nguy cơ nhiễm trùng vùng tủy sống về sau.

dai-lung-cot-song-haruco

6. Phòng tránh gai đôi đốt sống S1

Mặc dù không thể phòng ngừa tuyệt đối, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây, đặc biệt là với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và chuẩn bị mang thai:

– Phụ nữ mang thai nên uống tối thiểu 400mcg acid folic mỗi ngày. Nếu từng có thai bị dị tật nứt đốt sống, cần tăng liều theo chỉ định bác sĩ trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm nguy cơ tái phát.

– Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng hay thảo dược khi chưa có sự tư vấn y tế, đặc biệt trong thời gian mang thai.

– Tập thể dục đều đặn giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và hỗ trợ phòng tránh thoái hóa.

– Tránh tiêu thụ các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas và chất kích thích.

– Tránh ngồi hoặc đứng lâu một tư thế, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên cột sống.

– Giữ tinh thần lạc quan

– Khám sức khỏe định kỳ

Bài viết gai đôi cột sống S1, Haruco đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ nguyên nhân hình thành, dấu hiệu nhận biết cho đến các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế biến chứng nguy hiểm, bảo vệ chức năng vận động và chất lượng cuộc sống. 

Nội dung