Hotline - Zalo
0358 427 596Hotline - Zalo
0358 427 596Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, gai cột sống hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia nhận định rằng, thực chất bệnh lý này chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vậy gai cột sống có chữa được không, và nếu không thì đâu là cách giúp người bệnh sống khỏe, giảm đau và phòng ngừa biến chứng? Câu trả lời sẽ được Haruco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, nhưng thường gặp nhất là tại vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Gai cột sống cổ là tình trạng các đốt sống ở vùng cổ bị thoái hóa, hình thành phần xương thừa (gai xương) gây chèn ép vào dây thần kinh, tủy sống và các mạch máu xung quanh. Đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, diễn tiến âm thầm với triệu chứng dễ nhầm lẫn sang các bệnh vai gáy thông thường. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến vận động và chất lượng sống.
Tùy vào vị trí chèn ép như rễ thần kinh cổ, tủy cổ hay động mạch sống, gai cột sống cổ có thể gây ra những hội chứng điển hình như: hội chứng cổ – vai; cổ – vai – cánh tay; hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm; hoặc hội chứng chèn ép tủy cổ.
Cột sống thắt lưng nằm giữa vùng xương sườn và khung chậu, gồm các đốt sống xếp liên tiếp và được bảo vệ bởi hệ thống dây chằng, đĩa đệm cùng các khớp nối. Gai cột sống thắt lưng là hiện tượng xuất hiện phần xương thừa do quá trình lão hóa, xơ hóa sụn và xương dưới sụn ở vùng này.
Đa số người bệnh có thể âm thầm chịu đựng các triệu chứng trong một thời gian dài mà không để ý. Đôi khi, chỉ một chuyển động sai tư thế hoặc mang vác nặng đột ngột cũng đủ khiến cơn đau tái phát dữ dội. Gai cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ, lâu ngày có thể gây biến dạng cột sống lưng mà không gây viêm.
Ngoài cảm giác đau nhức ở lưng dưới, bệnh còn có thể lan tỏa ra nhiều khu vực như mông, chân hoặc gây đau cột sống giữa do gai xương chèn ép các dây thần kinh lân cận. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến rối loạn vận động và hạn chế khả năng sinh hoạt hằng ngày.
Gai cột sống là các vị trí đau lưng nguy hiểm, gây đau nhức kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy liệu gai cột sống có chữa được không?
Tương tự như nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế sự phát triển của gai xương và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Việc kiểm soát tốt tình trạng này cần phối hợp nhiều giải pháp khác nhau, từ dùng thuốc, vật lý trị liệu đến thay đổi thói quen sinh hoạt.
Đây là phương pháp phổ biến giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì và khó chịu. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, các thuốc chống viêm, nhóm Corticoid hoặc Vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Việc thường xuyên mang vác nặng, vận động quá sức hoặc duy trì tư thế sai sẽ khiến các khớp sụn và đĩa đệm tổn thương nặng hơn. Do đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức và chú ý điều chỉnh các thói quen sinh hoạt khoa học hơn để hỗ trợ quá trình điều trị.
Tập luyện phục hồi chức năng được xem là phương pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả cho người mắc gai cột sống. Các bài tập đau cột sống thắt lưng phù hợp giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên các dây thần kinh, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau rõ rệt. Việc vận động đúng cách còn giúp tăng cường độ dẻo dai cho vùng cổ, lưng, giảm tê bì, phòng tránh biến chứng teo cơ, yếu cơ và hỗ trợ người bệnh lấy lại tư thế chuẩn hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi bệnh tiến triển nặng hoặc các phương pháp nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ gai xương. Tuy nhiên, đây là giải pháp cuối cùng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật, đồng thời gai xương vẫn có khả năng tái phát trở lại. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cao cũng là rào cản với nhiều người bệnh. Vì vậy, bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp bảo tồn trước khi cân nhắc đến phẫu thuật.
Song song với các phương pháp điều trị y học hiện đại, nhiều người bệnh lựa chọn kết hợp thêm các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên như ngải cứu, bưởi, chanh… Các nguyên liệu này có đặc tính kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ lưu thông khí huyết và làm dịu các cơn đau lưng, nhức mỏi hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ giảm đau tạm thời, không thay thế cho điều trị y khoa chuyên sâu.
Dù bệnh gai cột sống không thể điều trị dứt điểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt để ngăn ngừa tiến triển nặng hơn. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ cột sống khỏe mạnh, bạn nên lưu ý những điều sau:
Những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc như khuân vác, bê vác vật nặng cần chú ý vận động đúng tư thế và giảm bớt áp lực lên cột sống để hạn chế nguy cơ mắc gai cột sống. Bên cạnh đó, dân văn phòng cũng nên tránh ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng. Đồng thời, lưu ý tư thế ngồi làm việc thẳng lưng, tránh cúi gập người quá thấp khiến cột sống dễ bị cong vẹo, lâu dài làm tăng nguy cơ thoái hóa và hình thành gai xương.
Việc vận động thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể và giữ cho hệ xương khớp luôn chắc khỏe, linh hoạt. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập luyện, ưu tiên các bộ môn nhẹ nhàng, tốt cho cột sống như đi bộ, đạp xe, tập yoga trị đau lưng hoặc bơi lội,… Khi tập cần chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh gây áp lực không cần thiết lên cột sống và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý như gai cột sống hay thoái hóa cột sống.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, cá hồi, tôm, cua… để giúp hệ xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, không thể thiếu vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn. Đồng thời, nên tăng cường chất xơ và hạn chế tối đa thực phẩm dầu mỡ, đồ chế biến sẵn và chất kích thích để bảo vệ cột sống và sức khỏe toàn diện.
>> Có thể bạn bỏ lỡ: Làm sao để hết đau lưng bạn đã biết chưa?
Tóm lại, gai cột sống có chữa được không, câu trả lời là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Việc kết hợp giữa y học, phục hồi chức năng và lối sống khoa học sẽ giúp giảm đau, cải thiện vận động. Để bảo vệ sức khỏe cột sống hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo thêm các thiết bị hỗ trợ và giải pháp chăm sóc chuyên dụng từ Haruco — thương hiệu uy tín đồng hành cùng người Việt trong việc cải thiện chất lượng