Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Đau lưng không cúi được nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

| Tác giả: Mai Chi

Đau lưng không cúi được khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này có thể xuất phát từ các vấn đề về cột sống, cơ bắp hay chấn thương. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết Haruco chia sẻ dưới đây!

dai-lung-cot-song-haruco

1. Tình trạng đau lưng không cúi được là thế nào?

Đau lưng không cúi được là tình trạng người bệnh gặp khó khăn, đau nhức hoặc không thể cúi người do cảm giác đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể khu trú ở vùng lưng dưới hoặc lan xuống hông, đùi và chân, khiến việc di chuyển, sinh hoạt hằng ngày bị hạn chế. Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy căng tức, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân của tình trạng đau lưng không cúi được

Để biết cách xử lý khi gặp tình trạng đau lưng không cúi xuống được, người bệnh trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây đau và các triệu chứng đi kèm. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo.

Thoái hóa đốt sống

Theo thời gian, các khớp xương và đĩa đệm trong cột sống dần suy yếu và hao mòn. Khi đĩa đệm mất đi độ đàn hồi, các khớp xương dễ bị cọ xát vào nhau, gây đau nhức và khiến việc cúi người trở nên khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là lớp đệm mềm giữa các đốt sống, cấu tạo gồm nhân nhầy ở giữa và vòng sợi bao quanh. Bị thoát vị đĩa đệm là khi phần nhân nhầy thoát ra ngoài qua vết rách hoặc vỡ của vòng sợi, chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống, người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng dữ dội, đặc biệt khi cúi người hoặc vận động.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, làm xương trở nên giòn, yếu và dễ nứt gãy. Khi các đốt sống bị xẹp hoặc xuất hiện vết nứt nhỏ, người bệnh thường bị đau âm ỉ ở lưng, hạn chế khả năng cúi gập và vận động.

Đau thắt lưng

Tương tự, đau thắt lưng do trượt đốt sống, người bị đau lưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động. Một trong những biểu hiện thường gặp là không cúi người được hoặc cúi xuống rất đau, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.

Viêm khớp cột sống

Tình trạng các khớp nối ở cột sống bị viêm, dẫn đến đau nhức và hạn chế khả năng cử động của vùng lưng. Khi bị viêm khớp cột sống, đặc biệt ở thể mạn tính, người bệnh có thể bị đau lưng dữ dội, khó cúi hoặc nghiêng người, khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn.

dai-lung-cot-song-haruco

Căng cơ lưng

Đau lưng do căng cơ thường xảy ra khi các nhóm cơ dọc cột sống bị kéo giãn hoặc tổn thương do hoạt động quá sức, bê vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Đây là lý do nhiều người cảm thấy đau mỏi và cứng lưng sau khi làm việc nặng, chơi thể thao hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

Căng thẳng và stress

Tâm lý căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống. Khi bị stress, các cơ quanh vùng lưng dễ co cứng, gây đau nhức và khiến việc cúi người hay di chuyển trở nên khó chịu, mệt mỏi.

Chấn thương cột sống

Các tai nạn trong lao động, khi chơi thể thao hoặc lái xe có thể dẫn đến chấn thương cột sống. Tùy mức độ tổn thương mà người bệnh có thể bị đau tại chỗ, kèm theo tình trạng hạn chế cúi người, vận động khó khăn hoặc sưng tấy tại vị trí chấn thương.

Yếu tố góp phần làm gia tăng khả năng bị đau lưng

Không chỉ do các nguyên nhân bệnh lý, cơn đau lưng cũng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:

– Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, đặc biệt sau tuổi 40, xương khớp và đĩa đệm bắt đầu suy yếu, mất tính đàn hồi và dễ gây đau nhức, thoái hóa.

– Cường độ tập luyện cao: Người thường xuyên vận động mạnh hoặc tập luyện với cường độ lớn dễ gặp tình trạng đau lưng, do cột sống và dây thần kinh vùng thắt lưng phải chịu áp lực kéo dài.

– Thiếu vận động: Ít hoạt động thể chất khiến các cơ quanh cột sống, đặc biệt là cơ lưng và cơ bụng bị yếu đi, làm giảm khả năng nâng đỡ cột sống và dễ gây đau nhức khi di chuyển hay thay đổi tư thế.

– Thừa cân: Cân nặng dư thừa tạo áp lực lớn lên cột sống và các khớp, đồng thời làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và đau lưng kéo dài.

– Hút thuốc lá: Chất độc trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa đĩa đệm và loãng xương, khiến tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

3. Làm sao khi bị đau lưng không cúi xuống được?

Để xử lý hiệu quả tình trạng đau lưng không cúi được, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây đau và nhận biết các dấu hiệu đi kèm. 

Nghỉ ngơi, thư giãn

Dành thời gian nghỉ ngơi giúp cột sống và các cơ quanh vùng lưng có cơ hội phục hồi, đặc biệt sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện với cường độ cao. Bạn nên hạn chế các hoạt động nặng và đợi đến khi cơn đau thuyên giảm, việc cúi người không còn khó khăn. Tạm dừng tập luyện trong thời gian ngắn cũng là cách để giảm áp lực lên cơ và khớp lưng, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Xoa bóp, bấm huyệt

Massage nhẹ nhàng vùng lưng và thắt lưng có thể giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi xoa bóp, nên kết hợp với các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu gừng để tăng hiệu quả giảm đau và tạo cảm giác dễ chịu. Nếu có người biết bấm huyệt, hãy nhờ họ tác động vào các huyệt đạo vùng lưng để giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

dai-lung-cot-song-haruco

Chườm nóng hoặc lạnh

Bên cạnh việc massage, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau lưng hiệu quả. Dùng túi nước ấm hoặc túi đá lạnh đặt lên vùng đau khoảng 10–15 phút, lặp lại vài lần trong ngày nếu cần thiết. Nhiệt độ phù hợp sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm căng cơ và làm dịu nhanh cảm giác đau nhức.

Đắp thảo dược

Một số loại thảo dược dân gian như ngải cứu, gừng, lá trầu không, nghệ… có tác dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Bạn chỉ cần sơ chế sạch, giã nát hoặc rang nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau. Cách này được nhiều người áp dụng vì tính an toàn, lành tính và hiệu quả giảm đau khá tốt khi đau lưng ở mức độ nhẹ.

Đai hỗ trợ cột sống

Việc sử dụng đai lưng cột sống là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị đau lưng, đặc biệt khi người bệnh gặp tình trạng không cúi xuống được. Tác dụng của đai lưng cột sống giúp cố định, giữ cho các đốt sống và cơ lưng được ổn định, hạn chế các cử động đột ngột hoặc quá mức gây gia tăng cơn đau.

Khi cột sống được cố định đúng tư thế, áp lực lên các cơ, dây chằng và đĩa đệm vùng thắt lưng sẽ giảm đi đáng kể, giúp giảm đau nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho vùng tổn thương phục hồi. Ngoài ra, đai còn giúp người bệnh duy trì tư thế chuẩn khi đi lại, đứng ngồi, từ đó tránh các tư thế xấu có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.

Đi thăm khám

Nếu tình trạng đau lưng không cúi được kéo dài, đau dữ dội hoặc kèm theo tê bì, yếu chân, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc thăm khám giúp xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vận động.

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4. Cách phòng ngừa đau lưng không cúi xuống được 

Để hạn chế nguy cơ đau lưng và những bất tiện khi cúi người, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt và vận động hợp lý như sau:

– Duy trì vận động mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và tập luyện với thời gian vừa phải, tránh quá sức.

– Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D để hỗ trợ xương chắc khỏe và phòng ngừa thoái hóa cột sống.

– Hạn chế khom lưng hoặc cúi gập người về phía trước quá lâu để tránh gây áp lực lên vùng thắt lưng.

– Người làm việc văn phòng cần thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy đi lại, vận động nhẹ sau mỗi 1–2 giờ làm việc để tránh tình trạng căng cơ và cứng khớp.

– Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc, lái xe, chơi thể thao… để hạn chế va chạm và chấn thương vùng lưng.

– Với người mắc bệnh lý cột sống hoặc từng phẫu thuật, nên tái khám định kỳ, dùng thuốc theo chỉ dẫn và kiên trì thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để phòng ngừa tái phát.

dai-lung-cot-song-haruco

Bài viết vừa rồi từ Haruco mong rằng đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích về đau lưng không cúi xuống được và những giải pháp đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng sức khỏe!

Nội dung