Công ty TNHH Rezkin Việt Nam
Công ty TNHH Rezkin Việt Nam

Hotline - Zalo

0358 427 596

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

| Tác giả: Mai Chi

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức kéo dài và còn làm suy giảm khả năng vận động và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người bệnh. Việc chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.

dai-lung-cot-song-haruco

1. Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khái niệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, đóng vai trò giảm xóc và giúp cột sống vận động linh hoạt. Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bình thường, phần nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, gây đau nhức và hạn chế vận động.

Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở nhiều đoạn khác nhau trên cột sống, tuy nhiên, vùng thắt lưng và vùng cổ là hai khu vực dễ gặp nhất.

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm hình thành do nhiều yếu tố, trong đó phổ biến nhất gồm:

– Di truyền và bất thường bẩm sinh: Một số người có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm do di truyền hoặc cột sống yếu, thoái hóa sớm từ nhỏ.

– Chấn thương và tai nạn: Tác động mạnh từ tai nạn giao thông, té ngã hay va đập có thể làm tổn thương đĩa đệm, khiến chúng bị lệch hoặc rách, gây chèn ép dây thần kinh.

– Làm việc quá sức và sai tư thế: Thường xuyên khuân vác nặng, ngồi sai tư thế, hoặc vận động mạnh sai kỹ thuật là nguyên nhân khiến áp lực lên cột sống tăng cao, lâu dần dẫn đến đĩa đệm bị thoát vị.

– Tuổi tác và lão hóa: Theo thời gian, đĩa đệm bị mất nước, giảm tính đàn hồi và dễ bị thoái hóa, nứt rách, khiến nguy cơ thoát vị tăng lên, đặc biệt ở người trên 40 tuổi.

2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, dựa trên mức độ tổn thương và thể trạng hiện tại của mỗi người bệnh.

Cách chữa không cần phẫu thuật

Sử dụng bài thuốc dân gian

Một số mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để hỗ trợ giảm đau, cải thiện triệu chứng tại nhà như:

– Lá lốt: Rửa sạch, để ráo rồi sao nóng với muối hạt, chườm trực tiếp lên vùng đau nhức. Ngoài ra, có thể xay nhuyễn lá lốt, lọc lấy nước, thêm sữa tươi đun sôi và uống mỗi ngày 2 lần.

– Ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi thêm mật ong, khuấy đều và uống ngày 2 lần để giúp giảm đau và lưu thông khí huyết.

dai-lung-cot-song-haruco

Tập thể dục và yoga trị liệu

Các bài tập yoga thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng giúp tăng độ linh hoạt cho cột sống, thư giãn cơ và hỗ trợ giảm chèn ép dây thần kinh:

– Tư thế ôm gối

– Tư thế rắn hổ mang
– Tư thế cây cầu

Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Dùng thuốc Tây y

Đây là phương pháp phổ biến giúp giảm đau nhanh, hạn chế viêm và hỗ trợ phục hồi:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Neurontin…

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, Diclofenac… dạng uống, tiêm hoặc bôi ngoài da.

– Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 giúp nuôi dưỡng dây thần kinh, hỗ trợ phục hồi tổn thương.

Điều trị bằng Đông y

Các liệu pháp phổ biến gồm:

– Châm cứu

– Bấm huyệt

– Uống thuốc thảo dược

Tuy nhiên, cần thực hiện tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

Cách chữa cần phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Dưới đây là các tình huống thường được cân nhắc:

– Điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện sau 5–8 tuần.

– Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cấp tính.

– Bao xơ bị rách hoặc nhân nhầy thoát vị di trú.

– Cơn đau trở nên dữ dội và không thuyên giảm khi sử dụng thuốc giảm đau.

– Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu yếu liệt hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa nguy hiểm.

dai-lung-cot-song-haruco

Mổ mở hoặc qua ống banh

Bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch trên lưng hoặc cổ để tiếp cận khu vực tổn thương, cắt bỏ một phần Lamina (mảnh xương nhỏ bao phủ tủy sống) và phần nhân thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Đồng thời loại bỏ gai xương nếu có để giải phóng không gian trong ống sống.

Có thể để lại cảm giác đau dai dẳng, tổn thương dây thần kinh hoặc rò rỉ dịch não tủy.

Phẫu thuật vi phẫu

Sử dụng các thiết bị vi phẫu chuyên dụng dưới kính hiển vi, bác sĩ rạch một vết nhỏ, loại bỏ phần đĩa đệm chèn ép dây thần kinh mà không làm tổn thương mô xung quanh.

Phẫu thuật nội soi

Thông qua một đường rạch nhỏ, bác sĩ đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào khu vực thoát vị. Sau đó, phần nhân đĩa đệm bị lệch được loại bỏ, giải phóng rễ thần kinh và tủy sống.

Hợp nhất cột sống  

Phương pháp này cố định vĩnh viễn các đốt sống bị tổn thương bằng nẹp, vít hoặc thanh kim loại, hạn chế sự di chuyển và giảm áp lực lên khu vực bị đau.

Thay đĩa đệm nhân tạo

Bác sĩ thực hiện rạch một vết mổ nhỏ ở vùng bụng, dùng kính vi phẫu để lấy bỏ đĩa đệm hư hỏng và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại.

3. Những điều cần biết khi chữa thoát vị đĩa đệm

– Dù nghỉ ngơi giúp giảm đau, nhưng nếu nằm bất động quá lâu sẽ khiến cơ khớp dễ bị cứng, giảm linh hoạt và làm chậm quá trình phục hồi.

– Một tấm đệm có độ đàn hồi vừa phải sẽ giúp nâng đỡ và giảm áp lực cho cột sống thắt lưng. Ngoài ra, tư thế nằm đúng cũng hỗ trợ giảm đau và hạn chế tình trạng thoát vị nặng thêm.

Bê đồ nặng hay vận động mạnh, sai tư thế là nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm dễ tái phát và trở nặng.

– Việc tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và hệ thần kinh.

– Không phải tất cả các môn thể thao đều phù hợp với người mắc thoát vị đĩa đệm. Các bộ môn có động tác vặn xoắn, bật nhảy mạnh như tennis, cầu lông, golf… nên hạn chế.

dai-lung-cot-song-haruco

4. Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tái phát

– Khi ngồi nên giữ thẳng lưng, không gù vai hoặc cúi người về phía trước. Hạn chế ngồi quá lâu một tư thế, nên thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút.

– Mang vác vật nặng là yếu tố khiến áp lực lên cột sống tăng cao, dễ làm bệnh tái phát. Khi cần nâng vật, nên gập gối, giữ lưng thẳng và dùng lực từ chân.

– Nếu phải đứng trong thời gian dài, nên gác một chân lên ghế thấp hoặc bục để giảm áp lực lên cột sống, đồng thời đổi chân thường xuyên.

– Cân nặng quá cao sẽ gây áp lực lớn lên vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, nên kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp với chiều cao để bảo vệ cột sống.

– Thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến các đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết giúp xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa tổn thương cột sống. 

>> Có thể bạn bỏ lỡ: Hiểu đúng về đai lưng cột sống và những lợi ích bất ngờ

Hy vọng qua bài viết Haruco chia sẻ, bạn đã nắm được những phương pháp và cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hãy chủ động thăm khám và lựa chọn phác đồ phù hợp để kiểm soát bệnh tốt hơn, bảo vệ cột sống khỏe mạnh dài lâu.

Nội dung